- Có trách nhiệm với khách hàng, đáp ứng kịp thời các hợp đồng, các yêu cầu của họ, không chậm chễ khi đã hứa Phải có trách nhiệm thông tin
CÁC KỸ NĂNG GÂY THIỆN CẢM TRONG GIAO TIẾP
Làm sao để gây thiện cảm và Ên tượng đối với người khác ? - Theo em trước tiên hóy nờn thành thật chú ý tới người khác. Nếu chúng ta tá ra sốt sắng thành thật quan tâm tới người khác thì chỉ trong vòng hai tháng sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai năm gắng công bắt người khác quan tâm tới chúng ta.
- Luôn giữ nụ cười trờn mụi. Bởi một nụ cười không làm nghèo người phát ra nhưng làm giàu người nhận nó.
- Sau đú hãy nhớ tên người đối thoại. Vì người ta cho rằng tên của mình là một âm thanh êm đềm nhất, quan trọng nhất trong các âm thanh.
- Luôn biết lắng nghe người khác nói và khuyến khích họ nói về họ. Muốn được người khác chú ý tới, trước hết phải biết chú ý tới người ta đó. Hóy đặt những câu hỏi mà người ta thớch thú trả lời.
- Cuối cựng hãy thành thật làm cho họ thấy sự quan trọng của họ. Luôn luôn phải làm cho người khác thấy sự quan trọng của họ.
Làm sao cho người khác lắng nghe mình ?
- Để người khác lắng nghe mình theo em trước hết đừng ham tranh luận. Hãy để khách hàng, bạn bè, người thân của ta thắng trong những cuộc tranh luận nho nhỏ mà không thể tránh được.
- Luôn tôn trọng ý kiến người khác, đừng bao giê bảo họ nhầm. Muốn thuyết phục người khác, phải lập luận một cách kín đáo, đừng cho người khác nhận thấy chủ ý của bạn, phải khéo léo lắm, tế nhị lắm, đừng cho người khác đoán được bạn muốn chứng minh bạn đỳng cũn họ sai.
- Hãy bắt đầu từ câu hỏi dễ. Hãy dẫn dụ cho đối tượng đáp “phải” ngay từ đầu câu chuyện.
- Hãy để cho người khác nói cho thoả thích. Phải để cho họ trút hết bầu tâm sự, đừng ngắt lời họ mà hãy khuyến khích họ bầy tỏ hết tư tưởng sâu kín của họ ra, sau đó họ mới chịu nghe chóng ta.
- Hãy để cho họ tin rằng họ hành động hoàn toàn theo sáng kiến của họ.
- Hãy thành thật xem xét quan điểm của người khác. Hãy tự đặt mình vào vị trí của người khác để suy xét quan điểm của họ.
- Hãy tỏ ra chóng ta có nhiều thiện cảm với những ý tưởng cùng ước vọng của họ. Câu thần chú để ngừng các cuộc cãi lộn, làm tan bất bình, gây thiện cảm là “tụi khụng trỏch anh một chút nào hết. Nếu ở địa vị anh, chắc chắn tôi cũng làm như vậy”.
- Hãy thách đố họ, khêu gợi tức khí của họ. Muốn có kết quả, chúng ta phải khuyến khích lòng ganh đua, không phải là lòng ganh đua ti tiện để
kiếm tiền, mà là lòng ganh đua cao thượng hơn, lòng muốn mỗi ngày mỗi tiến, chẳng những thắng người mà thắng cả chính mình nữa.
Nói tóm lại giao tiếp là một trong những hoạt động không thể thiếu giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Giao tiếp như thế nào để cho mọi người có thể hiểu nhau hơn, thêm yêu thương, kính trọng nhau hơn đã trở thành một mục tiêu mà tất cả mọi người đều hướng tới. Và để có thể đạt tới sự chuẩn mực về giao tiếp thì đó là cả một quá trình trau dồi kinh nghiệm qua nhiều năm sống và làm việc mà không phải ai cũng có thể đạt được. Đặc biệt là đối với các cơ quan, công ty, xí nghiệp thì giao tiếp chính là chiếc chỡa khoỏ tiến đến thành công trong sản xuất, kinh doanh cũng như quá trình phát triển tiến lên.
Phần IV