Tương tác kiểu gen với môi trường và độ ổn định về năng suất của các tổ hợp lai tại Gia La

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai mới có triển vọng tại tỉnh gia lai (Trang 78 - 81)

- Chiều dài bông: Đo khoảng cách từ cổ bông đến đỉnh bông lúa.

14 ngày 28 ngày 42 ngày 56 ngày

4.5. Tương tác kiểu gen với môi trường và độ ổn định về năng suất của các tổ hợp lai tại Gia La

các tổ hợp lai tại Gia Lai

Tương tác kiểu gen (Genotype) và môi trường (Environment) là hiện tượng hai hay nhiều kiểu gen phản ứng khác nhau với sự thay đổi của môi trường. Tương tác kiểu gen - môi trường (GxE) biểu thị một thành phần của kiểu hình có thể làm sai lệch giá trị ước lượng của các thành phần khác. Tương tác kiểu gen môi trường tồn tại khi các kiểu gen phản ứng khác nhau với sự thay đổi của của điều kiện môi trường (năm, vụ gieo trồng, địa điểm, mật độ...). Sự khác nhau thể hiện ở chiều phản ứng hoặc mức độ phản ứng hoặc cả hai. Nói cách khác một giống có năng suất cao trong môi trường này so với giống kia nhưng lại thấp hơn trong môi trường khác. Vì vậy, tính toán mức độ tương tác rất quan trọng trong việc xác định chiến lược chọn giống và đưa ra những giống có khả năng thích nghi rộng với các điều kiện môi trường gieo trồng khác nhau. Trong giai đoạn khảo nghiệm các giống triển vọng, khảo nghiệm nhiều vụ rất cần thiết để chọn các giống tốt nhất, ổn định nhất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 70

Đặc điểm và tính trạng của giống được quy định bởi kiểu gen, tuy nhiên các tính trạng số lượng tương tác và chịu tác động bởi môi trường khi biểu hiện ra kiểu hình có sự biến động mạnh. Một giống có các tính trạng số lượng ít chịu tác động của môi trường có thể cho thấy nó có khả năng thích nghi trong phạm vi biến động rộng của môi trường. Năng suất là nhóm tính trạng quan trọng nhất để đánh giá ổn định của một giống.

Để xác định tính ổn định thông qua các tham số thống kê nhiều nhà nghiên cứu đã dùng phương pháp phân tích hồi quy (Finlay & Wilkinson, 1963; Eberhart & Russel, 1966). Một nhóm kiểu gen được đánh giá trong một phạm vi môi trường nhất định. Hiệu số giữa giá trị trung bình về năng suất (hay bất kỳ một tính trạng nào khác) của các kiểu gen ở mỗi môi trường so với giá trị trung bình chung được gọi là chỉ số môi trường. Năng suất của mỗi kiểu gen được hồi quy với chỉ số môi trường tương ứng để đánh giá phản ứng của các kiểu gen với môi trường thay đổi và ước lượng độ lệch so với đường hồi quy (Eberhart & Russel, 1966). Một kiểu gen mong muốn là kiểu gen có năng suất trung bình cao, hệ số hồi quy bằng 1 và độ lệch so với đường hồi quy bằng 0. Những giống nào có hệ số hồi quy bằng hoặc gần bằng 1 và độ lệch hồi quy càng nhỏ thì giống đó ổn định, giống nào có hệ số hồi quy lớn hơn 1 là giống thích hợp cho vùng thâm canh, ngược lại giống nào có hệ số hồi quy nhỏ hơn 1 thì giống đó phù hợp với vùng khó khăn.

Đánh giá độ ổn định về năng suất của các giống nghiên cứu qua các môi trường thí nghiệm, chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê sinh học của Nguyễn Đình Hiền để phân tích độ ổn định.

Đối với một giống được coi là ổn định về một tính trạng nào đó khi hệ số hồi quy tiến gần đến 1 và độ lệch hồi quy tiến gần đến 0 và T thực nghiệm nhỏ. Kết quả đánh giá tính ổn định về năng suất của các tổ hợp lai gieo trồng trong 2 vụ Đông Xuân 2011 và vụ Hè Thu 2011 tại hai địa điểm được trình bày tại bảng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 71

4.15 cho thấy có 8/14 tổ hợp lai có năng suất ổn định ngoại trừ các tổ hợp TH7- 7, TH3-6, HR3, VL50, Nhi ưu 838(đ/c1) và VL24 (đ/c2) là không ổn định

Bảng 4.15. Đánh giá độ ổn định năng suất của các giống qua các điểm và các thời vụ nghiên cứu tại Gia Lai

Tên giống Năng suất trung bình (tạ/ha) Hệ số hồi quy (b) Ttn P TH3-3 76,4 1,20 1,58 0.87 TH7-7 66,4 2,98 8,62 0.99* TH7-2 69,7 1,27 0,46 0.66 CT16 71,4 1,49 1,82 0.89 TH3-8 64,2 2,25 1,63 0.88 TH17 63,8 0,14 1,59 0.87 TH3-5 76,0 1,48 1,84 0.89 TH3-6 63,9 -1,95 3,73 0.97 * TH7-8 68,6 1,78 2,52 0.94 TH3-7 62,2 -0,27 2,41 0.93 HR3 61,6 -0,95 7,58 0.99* VL50 70,2 0,34 9,27 0.99 * Nhị ưu 838 (đ/c1) 75,2 0,13 5,27 0.98 * VL24 (đ/c2) 63,1 1,40 7,49 0.99 * Ghi chú: * không ổn định

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 72

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai mới có triển vọng tại tỉnh gia lai (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)