- Chiều dài bông: Đo khoảng cách từ cổ bông đến đỉnh bông lúa.
14 ngày 28 ngày 42 ngày 56 ngày
4.3. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp la
độ khác nhau, ở thời vụ khác nhau thì mức độ bị hại cũng khác nhau.
4.3. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai các tổ hợp lai
Mỗi yếu tố cấu thành năng suất lúa đều liên quan đến một giai đoạn phát triển cụ thể của cây lúa, mỗi một yếu tố đóng một vai trò khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố đều có liên quan mật thiết với nhau. Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều liên quan và tạo nên năng suất hạt sau này. Vì vậy, chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa là điều hết sức cần thiết để nâng cao hiệu suất và năng suất cây lúa.
Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61
trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và khối lượng hạt đóng góp gần 30%. Số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3 yếu tố: mật độ cấy (sạ), số nhánh (số dảnh hữu hiệu), điều kiện ngoại cảnh và yếu tố kỹ thuật (như phân bón, nhiệt độ, ánh sáng...). Mật độ cấy là cơ sở của việc hình thành số bông/đơn vị diện tích. Tùy vào giống lúa và các điều kiện thâm canh như: đất đai, nước, phân bón, thời vụ... mà quyết định mật độ cấy thích hợp để có thể tăng tối đa số bông trên một đơn vị diện tích. Một yếu tố cũng hết sức quan trọng là điều chỉnh sao cho số bông hữu hiệu/đơn vị diện tích là cao nhất và thích hợp nhất, biện pháp tối ưu là: Số nhánh lúa tối đa – Số bông lúa hữu hiệu = 0. Nhưng trong thực tế quần thể ruộng lúa thì hầu như không có hiệu số này bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là trong thời kỳ đẻ nhánh thì các nhánh hữu hiệu kết thúc trước khi phân hóa đòng từ 10 - 12 ngày, hơn nữa yếu tố mùa vụ cũng liên quan đến việc đẻ nhánh hữu hiệu. Tuy nhiên việc điều chỉnh để quần thể ruộng lúa có tỉ lệ số nhánh hữu hiệu cao nhất là tiền đề để nâng cao năng suất lúa đến mức tối đa là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản xuất lúa.
Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến trỗ). Số lượng gié, số hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (bước 1 - 3 trong vòng từ 7 - 10 ngày). Thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa hoa thường bắt đầu vào bước 4 (hình thành nhị và nhụy) và kết thúc vào bước 6, tức là khoảng 10 - 12 ngày trước trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận như trời rét, âm u, thiếu ánh sáng, bị ngập, hạn, sâu bệnh... ngoài ra cũng có nguyên nhân do đặc điểm của một số giống.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62
Bảng 4.11. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lúa lai tại Gia Lai trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2011
Số bông/m2 Số hạt trên bông (cm) Số hạt chắc trên bông
Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu
Tổ hợp lai PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ TH3-3 310 308 286 285 131,1 124,5 125,5 120,3 118,1 103,7 105,4 102,5 TH 7-7 281 278 272 271 130,5 105,6 114,0 99,2 101,3 85,9 95,4 83,4 TH 7-2 307 302 278 277 112,1 105,3 116,2 111,1 98,2 77,0 94,5 97,2 CT 16 296 293 262 262 123,6 129,2 125,5 124,2 97,3 85,8 98,4 87,7 TH 3-8 304 301 271 271 106,8 104,5 108,8 128,3 94,3 70,7 89,6 102,3 TH 17 290 287 295 295 123,8 118,9 120,6 121,4 94,5 80,8 92,4 101,4 TH 3-5 297 293 277 277 131,9 127,9 111,4 115,2 112,7 101,6 104,3 102,2 TH 3-6 292 290 268 269 108,8 104,2 122,7 113,7 96,4 73,7 101,7 88,7 TH 7-8 297 291 274 274 109,5 107,7 109,5 106,5 95,3 74,4 91,0 88,6 TH 3-7 289 284 271 271 110,3 107,7 120,3 113,6 97,6 91,3 100,3 89.8 HR 3 298 291 268 268 103,7 102,2 110,8 98,3 84,3 70,0 91,5 82,7 VL 50 305 304 285 284 130,5 122,3 125,3 120,2 102,2 102,9 105,3 101,8 N.ưu 838 (đ/c1) 300 296 269 269 105,2 98,3 105,1 119,3 98,7 93,4 83,8 102,2 VL 24 (đ/c2) 296 292 269 270 109,8 88,3 103,6 108,2 95,4 74,6 80,7 99,3
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63
Bảng 4.12. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lúa lai tại Gia Lai trong vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2011
Khối lượng 1000 hạt (gam) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha)
Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu
Tổ hợp lai PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ TH3-3 26,5 26,1 26,9 26,1 97,0 96,0 80,8 80,2 81,3 80,1 73,0 71,2 TH 7-7 27,7 26,8 26,9 26,8 94,2 94,0 73,9 73,3 71,7 70,7 62,0 61,2 TH 7-2 30,1 30,1 29,8 30,1 90,6 90,8 78,4 78,2 70,6 73,2 66,7 68,4 CT 16 31,5 31,3 31,2 31,3 90,4 90,2 80,5 80,1 73,5 74,3 68,8 69,2 TH 3-8 28,4 28,0 28,1 28,0 81,4 81,2 78,4 78,2 69,8 66,2 59,5 61,5 TH 17 28,5 28,0 28,2 28,7 78,1 78,7 79,0 79,3 65,8 62,3 63,7 63,6 TH 3-5 28,9 28,8 28,5 28,8 96,7 96,5 79,6 80,3 79,1 80,4 73,0 71,6 TH 3-6 28,5 28,4 28,8 28,6 77,4 77,3 81,2 81,0 60,9 60,2 69,1 65,5 TH 7-8 30,0 29,8 29,8 29,6 84,9 85,2 76,9 76,7 71,4 71,3 67,5 64,3 TH 3-7 27,1 26,9 26,7 26,9 76,4 76,0 78,1 78,0 60,1 63,5 62,5 62,7 HR 3 26,3 26,5 26,5 26,7 72,1 71,2 72,5 72,2 60,0 61,2 62,7 62,4 VL 50 28,3 28,5 28,9 28,2 87,9 87,9 80,8 80,6 70,9 70,6 70,0 69,4 N.ưu 838 (đ/c1) 31,6 31,7 31,0 31,8 93,6 93,2 92,7 92,5 75,5 75,2 75,6 74,5 VL 24 (đ/c2) 25,9 25,8 26,1 26,3 73,1 73,6 74,0 75,1 65,2 65,4 61,4 60,3 CV 8,0 6,6 7,0 7,0 7,9 8,1 8,3 8,4 LSD005 12,8 9,3 9,3 9,3 9,3 9,2 9,2 9,4
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 64
Số hạt chắc/bông: tăng số hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm số hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Số hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì số hạt lép sẽ cao. Số hạt lép/bông không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỷ lệ lép biến động tương đối lớn, trung bình từ 5 - 10%, ít là 2 - 5%, cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa.
Yếu tố cuối cùng là Khối lượng 1000 hạt, yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối lượng 1000 hạt được cấu thành bời 2 yếu tố: khối lượng vỏ trấu (thường chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì vậy muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này.
Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai được trình bày tại bảng 4.11 cho thấy: Các tổ hợp lai có số bông/m2 biến động từ 281 bông (TH7- 7) đến 310 bông (TH3-3) trong vụ Đông Xuân. Vụ Hè Thu, số bông/m2 biến động từ 268 bông (TH3-6, HR3) đến 295 bông (TH17).
Số hạt trên bông của các tổ hợp lai biến động từ 103,7 hạt (HR3) đến 131,9 hạt (TH3-5) trong vụ Đông Xuân và từ 98,3 hạt (HR3) đến 125,5 hạt (TH3-3) trong vụ Hè Thu.
Số hạt chắc trên bông của các tổ hợp lai biến động khá lớn từ 70,0 hạt (HR3) đến 118,1 hạt (TH3-3) trong vụ Đông Xuân và từ 82,7 hạt (HR3) đến 105,4 (TH3-3) trong vụ Hè Thu.
Kết quả đánh giá về khối lượng 1000 hạt và năng suất của các tổ hợp lai được trình bày tại bảng 4.11 cho thấy: Khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp lai biến động từ 26,5 gam (TH3-3) đến 31,5 gam (CT16), giống đối chứng
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 65
Việt lai 24 có khối lượng 1000 hạt là 25,6 - 25,8 gam, Nhị ưu 838 là 31,6 - 31,7 gam. Khối lượng 1000 hạt của các tổ hợp khá ổn định qua các mùa vụ và vùng sinh thái.
Năng suất lý thuyết của các tổ hợp biến động từ 66,1 tạ/ha (HR3) đến 97,0 tạ/ha (TH3-3) trong vụ Đông Xuân và từ 70,5 tạ/ha (TH3-8) đến 80,8 tạ/ha (TH3-3) trong vụ Hè Thu. Giống đối chứng Việt lai 24 có năng suất lý thuyết biến động từ 73,1 đến 73,6 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và từ 73,0-75,1 tạ/ha trong vụ Hè Thu, giống Nhị ưu 838 có năng suất lý thuyết từ 93,2 đến 93,6 tạ/ha trong vụ Đông Xuân và 92,5 đến 92,7 tạ/ha trong vụ Hè Thu.
Năng suất thực thu của các tổ hợp lai biến động từ 60,2 tạ/ha (TH3-6) đến 81,3 tạ/ha (TH3-3) trong vụ Đông Xuân và từ 59,5 tạ/ha (TH 3-8) đến 71,6 tạ/ha (TH3-5) trong vụ Hè Thu. Tuy nhiên, trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu thì chỉ có 2 tổ hợp lai có năng suất thực thu cao hơn có ý nghĩa so với giống đối chứng VL24 ở mức tin cậy 95% đó là TH3-3 và TH3-5 .