- Chiều dài bông: Đo khoảng cách từ cổ bông đến đỉnh bông lúa.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lúa lai nghiên cứu
Đặc điểm nông sinh học của giống là đặc điểm đặc trưng, phản ảnh sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường trong một điều kiện nhất định của mỗi giống. Các đặc điểm nông sinh học như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, độ cứng cây, độ thoát cổ bông, độ tàn lá... có liên quan đến khả năng sử dụng và phát triển giống trong sản xuất. Vì vậy để sử dụng một cách hiệu quả nhất các giống, chúng ta cần nghiên cứu các đặc điểm này của giống. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ gieo cấy và các biện pháp kỹ thuật canh tác, đồng thời còn làm căn cứ để đánh giá giống đó tốt hay xấu.
4.1.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống nghiên cứu
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống lúa, từng thời vụ gieo trồng và các điều kiện ngoại cảnh của từng địa phương khác nhau.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bố trí cơ cấu, thời vụ gieo trồng, là điều kiện cần thiết để từ đó người nông dân giải quyết vấn đề thâm canh tăng vụ, xây dựng chế độ luân canh hợp lý và tác động các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. Việc theo dõi thời gian sinh trưởng không chỉ có ý nghĩa trong việc bố trí thời vụ mà còn ý nghĩa trong việc lựa chọn giống phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau. Theo Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa 10TCN 558-2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đối với các tỉnh phía Nam, các giống lúa được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng như sau:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 47
- Nhóm giống cực ngắn ngày (Ao) có TGST < 90 ngày; Nhóm giống ngắn ngày (A1) có TGST từ 90 - 105 ngày; Nhóm giống trung ngày (A2) có TGST từ 106 - 120 ngày; Nhóm giống dài ngày (B) có thời gian sinh trưởng > 120 ngày.
Kết quả theo dõi về thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân 2011 và vụ Hè Thu 2011 tại hai vùng sinh thái của tỉnh Gia Lai chúng tôi thu được kết quả trình bày tại bảng 4.1
Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai
Đơn vị tính: ngày
Thời gian từ sạ đến trỗ Thời gian trỗ Thời gian sinh trưởng Vụ ĐX Vụ HT Vụ ĐX Vụ HT Vụ ĐX Vụ HT Tổ hợp lai PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ PT ĐĐ TH3-3 78 80 79 77 3 4 3 3 110 112 105 107 TH 7-7 77 79 75 77 4 4 3 4 108 110 105 106 TH 7-2 79 82 77 79 3 4 3 3 110 110 105 107 CT 16 87 89 85 87 3 4 3 3 118 120 115 117 TH 3-8 78 82 77 79 3 3 4 3 109 110 105 106 TH 17 86 89 84 86 4 4 3 4 116 118 114 116 TH 3-5 81 82 80 80 3 3 3 3 110 112 105 107 TH 3-6 78 80 77 78 3 3 4 3 108 110 104 106 TH 7-8 78 79 77 78 3 3 3 3 108 110 105 106 TH 3-7 77 77 74 76 4 4 4 4 108 110 104 106 HR 3 78 79 75 76 3 3 3 3 108 110 105 105 VL 50 77 79 75 77 4 3 4 4 107 108 105 105 N.ưu838 (đ/c1) 88 90 86 87 4 3 4 4 118 120 116 117 VL24 (đ/c2) 74 76 72 73 3 3 3 3 105 107 102 103
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 48
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian từ sạ đến trỗ của các giống thí nghiệm tại Đăk Đoa biến động từ 76 ngày đến 90 ngày trong vụ Đông Xuân và từ 73 đến 87 ngày trong vụ Hè Thu, còn tại huyện Phú Thiện thời gian từ sạ đến trỗ lại biến động từ 74 đến 88 ngày trong vụ Đông Xuân và từ 73 đến 82 ngày trong vụ Hè Thu. Giống VL 24 (đ/c2) thời gian từ sạ đến trỗ biến động từ 74 đến 76 ngày trong vụ Đông Xuân và 72 đến 73 ngày trong vụ Hè Thu. Giống Nhị ưu 838 (đ/c 1) biến động từ 88 đến 90 ngày ở vụ Đông Xuân và 86 đến 87 ngày trong vụ Hè Thu.
Thời gian trỗ của các tổ hợp lai khá tập trung, biến động từ 3-4 ngày trong vụ Đông Xuân và 2-4 ngày trong vụ Hè Thu. Thời gian trỗ càng tập trung thì càng có khả năng tránh được các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh và nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch tập trung sau này.
Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai trong vụ Đông Xuân biến động trong khoảng từ 107 đến 120 ngày tại huyện Đăk Đoa, còn tại huyện Phú Thiện thì thời gian sinh trưởng lại dao động từ 105 đến 118 ngày. Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lúa lai trong vụ Hè Thu biến động từ 102 đến 116 ngày ở huyện Phú Thiện và từ 103 đến 117 ngày ở huyện Đăk Đoa. Như vậy, theo Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa 10TCN 558-2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì các tổ hợp lúa lai hai dòng trong thí nghiệm thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng ngắn và trung ngày. Những giống lúa lai ba dòng trong thí nghiệm thuộc nhóm giống có thời gian sinh trưởng trung và dài ngày. Điều này rất có ý nghĩa trong việc bố trí sản xuất vụ Đông Xuân trên các chân ruộng không hoàn toàn chủ động về nước, thường xuyên bị khô hạn cuối vụ và trên các chân ruộng trũng thấp hay bị ngập lụt trong sản xuất vụ Hè Thu.
4.1.2. Số lá trên thân chính của các tổ hợp lai nghiên cứu
Bộ lá rất quan trọng cho quá trình sinh trưởng, phát triển của tất cả các
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 49
loại cây trồng, là nơi chứa các hạt diệp lục thực hiện chức năng quang hợp và sản phẩm quang hợp được tạo ra từ lá được vận chuyển để nuôi các cơ quan khác, tích lũy vào hạt và sinh ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cây. Ở cây lúa, bộ lá cũng có chức năng đầy đủ như các cây trồng khác. Số lá trên cây là đặc trưng di truyền của giống, đối với giống cảm ôn số lá ít biến đổi do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, đối với giống cảm quang thì số lá thay đổi nhiều do ảnh hưởng của độ dài ngày.
4.1.2. Số lá trên thân chính của các tổ hợp lai nghiên cứu
Bảng 4.2. Động thái ra lá trên thân chính của các tổ hợp lai tại Phú Thiện (PT) và Đăk Đoa(ĐĐ) trong vụ Đông Xuân 2011
Thời gian theo dõi (sau sạ)