Ưu thế lai về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai mới có triển vọng tại tỉnh gia lai (Trang 37 - 38)

Các yếu tố cấu thành năng suất biểu hiện ưu thế lai cao rõ rệt. Đa số các tổ hợp lai có ưu thế lai cao về số bông/khóm. Khối lượng trung bình bông cũng thường cho ưu thế lai cao do hạt nặng, tỷ lệ chắc cao. Khối lượng 1000 hạt có giá trị trung gian giữa 2 bố mẹ, đôi khi cũng biểu hiện ưu thế lai dương hoặc âm với giá trị thấp. Còn số hạt chắc trên bông thường có ưu thế lai giảm khi bón lượng phân đạm cao từ 120 - 140 kgN/ha [59].

Sự biểu hiện ưu thế lai cao về năng suất là do một hoặc nhiều yếu tố cấu thành năng suất có giá trị ưu thế lai cao tạo nên. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy con lai có năng suất cao hơn bố mẹ từ 21% - 70% khi gieo cấy trên diện rộng và hơn hẳn các giống lúa lùn cải tiến tốt nhất từ 20% - 30%. Yuan L.P. (1985) cho biết khảo sát trên 29 tổ hợp lai thấy có 28 tổ hợp có ưu thế lai thực với giá trị dương ở tính trạng năng suất (chiếm 96,5%), trong đó có 18 tổ hợp có năng suất vượt trội đáng tin cậy. Yuan L.P. cũng chỉ ra một số tổ hợp lai giữa các giống trong cùng loài phụ Japonica đạt 15,7 tấn/

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 29

ha/vụ. Ở Việt Nam, qua tổng kết của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy năng suất bình quân của lúa lai ở các tỉnh phía Bắc đạt mức 7 - 8 tấn/ha, tăng hơn lúa thường cùng thời gian sinh trưởng từ 2 - 3 tấn/ha/vụ (Nguyễn Công Tạn, 1993) [59].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai mới có triển vọng tại tỉnh gia lai (Trang 37 - 38)