- Tập trung đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ truyền thống, đồng thời cập nhật thêm các kiến thức mới, những sản phẩm và công nghệ của ngân hàng hiện đại. Chiến lược đào tạo phải xác định rõ đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo và thời gian đào tạo cho thích hợp. Đào tạo cần được tập trung theo những chuyên ngành nhất định, đào tạo một cách toàn diện, tránh đào tạo tràn lan, không xác định, tránh lãng phí thời gian, nhân lực và tiền bạc.
- Trong thời đại ngày nay, các hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển rất phong phú, đa dạng. Trên thế giới, khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin cũng đang phát triển với tốc độ rất nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Do vậy, trình độ của một đội ngũ cán bộ ngân hàng cũng cần phải được chú trọng đào tạo để bắt kịp với sự phát triển này. Ngay từ giai đoạn tuyển dụng, ngân hàng cũng cần chú ý đến những ứng viên không chỉ đáp ứng đủ về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tổ mà cần có hiểu biết về xã hội, có khả năng thích ứng và tiếp thu nhanh những công nghệ mới, kiến thức mới.
- Ngân hàng cần bố trí những cán bộ có trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức vào những vị trí công việc phù hợp nhằm đảm bảo đúng người đúng việc, khai thác tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân, phát huy triệt để thế mạnh và năng lực của họ.
- Xây dựng chế độ khen thưởng phù hợp, thực hiện chế độ khuyến khích cả về mặt chất và tinh thần, phát động phong trào thi đua cán bộ giỏi nhằm kích
thích các hoạt động tích cực trong công tác huy động vốn. Đồng thời phải có chế độ kỷ luật và phê bình thích đáng đối với những cán bộ làm sai nguyên tắc ngân hàng, những cán bộ tha hoá biến chất gây tổn thất cho ngân hàng. Mặt khác, nên có những buổi thảo luận giữa cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn để có thể cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Có như thế mới tạo ra môi trường làm việc và cạnh tranh lành mạnh giữa các cán bộ.
- Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, nhân viên ngân hàng, đặc biệt là những giao dịch viên, những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cần phải có thái độ nhiệt tình, lịch sự và cởi mở.
- Khách hàng được sự đón tiếp nhiệt tình từ nhân viên ngân hàng, tránh tạo cho khách hàng sự căng thẳng ngay từ khi mới bước chân vào khu vực ngân hàng. Khách hàng phải được sự hướng dẫn của nhân viên từ chỗ để xe sao cho tiện, cho đến sự chỉ dẫn lối vào quầy giao dịch, …phải tạo cho khách hàng một không gian giao dịch thỏa mái.
- Vào những lúc đông khách mà một số người phải chờ đợi, thì chúng ta phải có những động thái chẳng hạn như tư vấn, giới thiệu về tiện ích của các sản phẩm dịch vụ tại hiện có tại ngân hàng, cách sử dụng thẻ, tiện ích của thẻ như thế nào …, có như vậy có thể làm cho người chờ sẽ không thấy phí thời gian phải chờ đợi lâu, khách hàng có thể không bỏ đi về. Qua đó sẽ góp phần mang lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng hơn.
- Nhân viên giao dịch phải thường xuyên cải tiến phong cách giao tiếp, thực hiện văn minh trong giao dịch để thông qua khách hàng hiện có làm kênh tuyên truyền giới thiệu cho khách hàng khác với phương châm cố gắng tìm tòi, sáng tạo nhằm tập trung phục vụ khách hàng thật tốt đến mức không thể tốt hơn, tạo được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng. Từ mối quan hệ cộng hưởng khách hàng sẽ là cánh tay nối dài của ngân hàng, sẽ tiếp thị cho ngân hàng thậm chí khả quan hơn và tốt hơn khi ngân hàng tự đi tiếp thị.
chuyên môn nghiệp vụ của mình để có được sự nhanh nhẹn trong tác phong làm việc. Nhất là phải có một thái độ ôn hoà biết kiềm chế bản thân mình. Một trong những điều mà đối với một nhân viên ngân hàng khi làm việc cần phải có đó là:
+ Phải luôn biết lắng nghe khách hàng khi họ trình bày ý kiến của mình, không được có thái độ nóng nảy cũng như xem thường khách hàng khi mình đó hướng dẫn cụ thể cho họ nhưng họ vẫn không hiều được vấn đề.
+ Phải luôn vui vẻ, có thái độ lịch sự với khách hàng.
+ Không được tỏ thái độ hợm hĩnh quan liêu với khách hàng. + Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của mình.