RSVP sử dụng khái niệm dữ trữ ở đầu nhận. Trước tiên đầu gửi phát ra một bản tin PATH nhận diện một luồng và các đặc tính lưu lượng của nó. Bản tin PATH chứa một session-ID, sender-template, label-request, sender-Tspec và tùy chọn là đối tượng tuyến tường minh ERO (explicit route object). Session-ID chứa một địa chỉ IP đích đi kèm một nhận dạng hầm 16 bit (tunnel ID) để nhận diện một đường hầm LSP. Như đã trình bày ở chương trước, chỉ có ingress-LSP mới cần biết về FEC được gán vào một đường hầm LSP. Do đó, không giống như LDP, FEC ánh xạ vào đường hầm LSP công bố nhãn theo yêu cầu. Sender-template chứa địa chỉ IP của đầu gửi đi kèm với một LSP ID có hỗ trợ phương thức “make-before-breal” khi thay đổi đường đi của một đường hầm LSP. Đặc tính lưu lượng của Tspec sử dụng tốc độ đỉnh (peak rate), thùng token (token bucket) để định nghĩa tốc độ và kích thước bùng phát, đơn vị khống chế tối thiểu và kích thước gói tối đa.
Khi bản tin PATH đi đến đích, bên nhận đáp ứng bằng một bản tin RESV nếu nó đồng ý khởi tao việc gán kết nhãn được yêu cầu trong bản tin PATH. Bản tin RESV được truyền về theo đường ngược chiều với bản tin PATH bằng cách dùng thông tin chặng kề trước trong bản tin PATH. RESV cũng chứa cùng sesion-ID như ở bản tin PATH tương ứng, đối tượng ghi tuyến tùy chọn (route record) và thông tin lệ thuộc kiểu dự trữ (reservation style). Kiểu FF (fixed filter) có một nhãn và Tspec được ấn định cho mỗi cặp sender-receiver. Kiểu SE (share explicit) ấn định một
nhãn khác nhau cho mỗi sender, nhưng tất cả chúng ta phải áp dụng cùng một dữ trữ luồng rõ ràng. Đối tượng record-route ghi nhận tuyến đường thực tế được chọn bởi LSP bắt đầu từ lối ra dẫn ngược về lối vào. Nó có thể được một bộ định tuyến dùng để ghim một tuyến tường minh thả lỏng bằng cách copy tuyến ghi được trong một bản tin RESV sang đối tượng tuyến tường minh ERO trong một bản tin PATH được gửi theo chiều ngược lại.