3.1.4.Trung kế lưu lượng, luồng lưu lượng và tuyến chuyển mạch nhãn

Một phần của tài liệu Kỹ thuật điều khiển lưu lượng MPLS và ứng dụng cho mạng NGN của VNPT (Trang 66 - 68)

FEC là một nhóm các gói dữ liệu được chuyển tiếp qua mạng theo cùng một cách. Do đi qua cùng một đường và được xử lý như nhau nên các gói dữ liệu này được ánh xạ vào cùng một LSP. Mỗi LSP có một FEC tương ứng với nó được báo hiệu vào lúc thiết lập đường. Mỗi LSP có thể coi như một bộ lọc gói IP để quyết định gói nào được ánh xạ vào đường LSP nào. MPLS sử dụng khái niệm FEC để nhóm các luồng lưu lượng với kích cỡ thích hợp.

Trung kế lưu lượng (Traffic Trunk) là tập hợp các luồng lưu lượng thuộc cùng một loại được đặt trong một đường LSP. Về bản chất, trung kế lưu lượng là cách trừu tượng hóa các luồng lưu lượng cùng loại với các đặc điểm cụ thể gắn liền với nó. Đường LSP được thiết lập để truyền tải trung kế lưu lượng qua đó, và LSP phải thỏa mãn các đặc điểm của trung kế lưu lượng. Như vậy, trung kế lưu lượng và LSP là hai mặt của một vấn đề.

Trên hình 3.6 các gói được phân vào từng loại FEC ở đầu vào của mạng. Sau đó các FEC cùng loại được nhóm lại thành trung kế lưu lượng, và trên cùng một liên kết vật lý có thể có nhiều đường LSP đi qua.

Như vậy, hoạt động cơ bản của kỹ thuật điều khiển lưu lượng sử dụng MPLS là: Ánh xạ các gói tin vào FEC, nhóm các FEC thành trung kế lưu lượng, ánh xạ trung kế lưu lượng lên cấu trúc vật lý của mạng thông qua các LSP. Các gói tin được phân tích và ánh xạ vào FEC tùy theo mức độ chi tiết của FEC. Các FEC cùng chung một số đặc điểm sẽ được ánh xạ vào cùng một trung kế lưu lượng. Để điều khiển LSP một cách hiệu quả, mỗi LSP được gắn một hay nhiều thuộc tính xác định các đặc điểm hoạt động của trung kế lưu lượng tương ứng. Việc chọn đường và thiết lập LSP phải dựa vào các thuộc tính này. Các thuộc tính của trung kế lưu lượng và ý nghĩa của chúng được tóm tắt trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thuộc tính của trung kế lưu lượng (hoặc LSP)

Thuộc tính Ý nghĩa

Băng thông Yêu cầu băng thông tối thiểu của LSP Thuộc tính đường

(Path Attribute)

Xác định đường được nhà quản trị cấu hình hay được tính toán bằng định tuyến ràng buộc.

Quyền ưu tiên thiết lập (Setup Priority)

Xác định độ ưu tiên thiết lập đường khi có nhiều LSP cùng thiết lập.

Quyền ưu tiên chiếm (Holding Priority)

Sau khi LSP được thiết lập, nó có một mức ưu tiên để giữ tài nguyên mà nó vừa giành được.

Tính tương quan/mầu (Affinity/Color)

Là thuộc tính quản trị, xác định những loại lưu lượng mạng nào được xét đến khi tìm đường LSP.

Tính tương thích (Adaptabilily)

Cho phép một LSP được chuyển đến một đường tối ưu hơn khi trạng thái mạng thay đổi.

Tính phục hồi (Resilience)

Khi đường LSP đang sử dụng bị lỗi, thuộc tính nà cho phép định tuyến lại LSP hay không.

Ngoài các thuộc tính liệt kê trong bảng, một nhóm các thuộc tính được gán cho các tài nguyên là điều kiện ràng buộc cho phép chuyển các trung kế lưu lượng qua nó hay không. Các thuộc tính này bao gồm hệ số cấp phát tài nguyên và loại tài nguyên. Hệ sô cấp phát tài nguyên tối đa (MAM – Maximum Allocation Multiplier)

của một tài nguyên là một tham số có thể cấu hình được, quyết định hệ số tài nguyên hiện có để cấp phát cho trung kế lưu lượng. Các thuộc tính loại tài nguyên được gán giúp quản trị quá trình phân loại tài nguyên.

Định tuyến ràng buộc có nhiệm vụ giúp MPLS xác định LSP qua mạng thỏa mãn các yêu cầu về LSP và tài nguyên mạng vừa nêu. Sau khi định tuyến ràng buộc xác định được tuyến, MPLS thiết lập đường đi LSP và đảm bảo đường đi thỏa mãn các yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật điều khiển lưu lượng MPLS và ứng dụng cho mạng NGN của VNPT (Trang 66 - 68)