3.3.2.2.Các khía cạnh liên quan đến MPLS

Một phần của tài liệu Kỹ thuật điều khiển lưu lượng MPLS và ứng dụng cho mạng NGN của VNPT (Trang 79 - 82)

*Phân bổ nhãn: Sự mở rộng của RSVP có thể dùng để hỗ trợ MPLS trong việc thiết lập các LSP bằng cách sử dụng hay không sử dụng việc dành trước tài nguyên. Những mở rộng này cũng dùng để tái định tuyến LSP, cân bằng tải, định tuyến ràng buộc và phát hiện lặp vòng.

Các Host và các bộ định tuyến hỗ trợ cả RSVP và MPLS có thể kết hợp các nhãn với các dòng lưu lượng RSVP. Mỗi lần một LSP được thiết lập, lưu lượng đi qua đường dẫn này được xác định bởi giá trị nhãn đã được gắn vào gói tại lối vào của LSP. Tập các gói được ấn định cùng giá trị nhãn thuộc về cùng một FEC và cũng giống như tập các giá trị nhãn ấn định cho dòng lưu lượng cho RSVP. Khi các nhãn được kết hợp với các dòng lưu lượng, thì bộ định tuyến có thể nhận ra các trạng thái dành trước RSVP tương ứng cho mỗi gói, dựa trên giá trị nhãn của gói.

Mô hình RSVP/MPLS sử dụng phân bổ nhãn theo yêu cầu đường xuống. Trong hình 3.12, chúng ta thấy rằng các nút đường lên yêu cầu một ràng buộc nhãn (A tới B, B tới C…). Một yêu cầu để ràng buộc nhãn với một đường hầm LSP được khởi tạo bởi nút lối vào (nút A trong hình 3.12), thông qua bản tin Path RSVP, bản tin này chứa một đối tượng LABEL_REQUEST. Đối tượng này chứa các giá trị nhãn được gợi ý, có thể bao gồm các số kênh ảo ATM và FR (nếu cần).

Các nhãn được chỉ định từ các bộ định tuyến đường xuống và được phân bổ ngược trở lại đường lên bởi các bản tin Reservation. Để thực hiện mục đích này, bản tin Reservation RSVP được mở rộng với một đối tượng LABEL. Đối tượng này chứa nhãn được sử dụng giữa các nút lân cận. Chẳng hạn, trong hình 3.12, bản tin Path giữa các nút B và C chứa đối tượng LABEL_REQUEST và bản tin Reservation chứa đối tượng LABEL.

Đối tượng LABEL được chèn vào bên trong danh sách filterspec ngay sau filterspec mà nó liên quan. Sự tiếp nhận nhãn cho phép node cập nhật ILM (ánh xạ nhãn lối vào) của nó.

*Định tuyến hiện: Chức năng của định tuyến hiện tương tự như định tuyến nguồn IP. Ngoài ra, nó cho phép sử dụng định tuyến lỏng hay chặt. Định tuyến lỏng là một tập các chặng được gợi ý, còn định tuyến chặt là một tập các chặng được yêu cầu.

Sự mở rộng của RSVP cũng hỗ trợ định tuyến hiện, thường được biết như là định tuyến ràng buộc trong các miền MPLS. Hoạt động này được thực hiện bằng

việc đặt đối tượng EXPLICIT_ROUTE vào trong bản tin Path. Trong hình 3.12 các nút D, J, E và F được thiết lập cho LSP.

Đối tượng Explicit Route chứa các chặng cho các LSP được định tuyến hiện. Các đường đi được định tuyến hiện có thể được cấu hình bởi nhà quản trị hay được tính toán tự động bằng một thực thể phù hợp dựa trên các yêu cầu QoS và chính sách, có tính cả trạng thái mạng hiện thời, nhưng RSVP không xác định đường đi định tuyến hiện được quyết định như thế nào. Tuy nhiên, các chặng của đường đi định tuyến hiện được nhận ra bởi tiền tố địa chỉ IPv4, tiền tố địa chỉ IPv6 hay số của hệ thống tự quản.

Hình 3.14. Sử dụng các đối tượng bản tin RSVP để hỗ trợ định tuyến hiện

*Điều khiển các nút lối vào và các nút lối ra: Đối tượng Session, như được biểu diễn trong hình 3.14 là một trường hữu ích với các nhà quản lý mạng muốn điều khiển các nút lối vào và các nút lối ra của LSP mà không cần phải điều khiển mỗi nút từ lối vào đến lối ra. Để thực hiện chức năng này đối tượng Session phải chứa địa chi IP của nút lối ra.

*Các mức độ ưu tiên của phiên: Một trường khác được định nghĩa trong RSVP mở rộng là SESSION-ATTRIBUTE. Nó được sử dụng bởi các nút RSVP/MPLS để nhận ra độ ưu tiên của dòng lưu lượng (LSP trong MPLS) tương ứng với quyền được sử dụng tài nguyên tại các nút đó. Ngoài ra nó cũng được sử

dụng để quyết định xem một phiên (dòng lưu lượng) nào đó có thể được ưu tiên hơn phiên khác hay không.

Ngoài những tính năng mở rộng trên, RSVP còn được mở rộng trong một số khía cạnh khác như kỹ thuật lưu lượng, định tuyến lại, ...

Một phần của tài liệu Kỹ thuật điều khiển lưu lượng MPLS và ứng dụng cho mạng NGN của VNPT (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w