6. Bố cục của luận văn:
4.2.2.3. Đối với UBND huyện Tam Nông
- Huyện cần có những biện pháp tuyên truyền quảng bá thông tin đến với mọi ngƣời dân về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để họ thấy đƣợc vai trò quan trọng của Ngân sách huyện trong tình hình mới. Cần phải công khai hoá các khoản thu chi, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân với những khoản thu đóng góp tại các xã, thị trấn và cần coi trọng mọi ý kiến của nhân dân và giải đáp những thắc mắc của họ.
- Đối với cán bộ lãnh đạo đứng đầu các ban, ngành cần phải tu dƣỡng đạo đức, nâng cao vai trò lãnh đạo, thực hiện nghiêm túc vai trò chỉ đạo của cán bộ cấp trên. Nêu cao tính dân chủ công khai, sẵn sàng đối thoại với dân trƣớc những khoản thu, dự toán chi ở các năm; từ đó, tạo lòng tin của ngƣời dân vào đội ngũ cán bộ công chức.
- Trong phân công cán bộ phụ trách công tác quản lý Ngân sách, huyện cần phải bố trí hợp lý cán bộ theo chuyên ngành đƣợc đào tạo và cần bố trí thêm cán bộ phụ trách công tác về Tài chính – Ngân sách; trong quá trình luân chuyển cán bộ tài chính kế toán theo chủ trƣơng của Nhà nƣớc cũng cần luân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chuyển trong phạm vi chuyên môn; điều này, giúp cho công tác quản lý Ngân sách huyện đạt hiệu quả cao hơn.
- Lãnh đạo huyện cần có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm khuyến khích cán bộ công chức làm việc tận tình và có trách nhiệm với công việc hơn, vì đây là một yếu tố làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý Ngân sách huyện.
- Trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cần quản lý chặt chẽ, khắc phục những khuyết điểm, nghiêm khắc với những hành vi sai trái. Thực hiện công khai với các cán bộ công chức vi phạm trong lĩnh vực này. Thanh tra huyện cần hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác kiểm tra, giám sát việc chi NSNN cho XDCB, tránh thất thoát tiền vốn, dảm bảo chất lƣợng công trình phục vụ cho hoạt động sự nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của NSNN. Thực hiện quản lý Ngân sách huyện theo Luật NSNN là một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động thu, chi tài chính Ngân sách diễn ra đƣợc quản lý công khai, chặt chẽ và đúng các quy định hiện hành. Vì vậy, cần có sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn về quản lý Ngân sách huyện và đòi hỏi một cách làm hợp lý đối với các đơn vị, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng và sự nỗ lực của ngành Tài chính.
Không ngừng hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách, tăng nguồn thu, bảo đảm chi đúng, chi đủ, chống thất thoát, lãng phí,… nâng cao hiệu quả quản lý NSNN là nhu cầu bức xúc đặt ra đối với nƣớc ta nói chung, huyện Tam Nông nói riêng và là một tất yếu khách quan. Đó là một quá trình lâu dài và không ít những khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cả hệ thống bộ máy, của từng cán bộ, từng cơ quan, đơn vị và từng xã, thị trấn thuộc huyện.
NSNN đƣợc coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế. Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý Ngân sách Nhà nƣớc không chỉ riêng ở cấp huyện mà phải đƣợc thực hiện ở tất cả các cấp, nhằm phát huy tối đa nguồn lực Tài chính quốc gia, góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tăng trƣởng.
Thông qua nghiên cứu thực trạng quản lý Ngân sách huyện Tam Nông thời gian qua, tác giả Luận văn rút ra một số nhận xét:
- Để tăng cƣờng hiệu lực công tác quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật đối với quản lý NSNN, cần đổi mới toàn diện công tác quản lý: từ cơ chế, bộ máy, công cụ quản lý, đặc biệt nâng cao chất lƣợng mọi mặt của đội ngũ cán bộ quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thực hiện quản lý tốt nguồn thu và nhiệm vụ chi Ngân sách, đảm bảo thu đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật; tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó tăng nguồn thu cho NSNN.
- Chi Ngân sách phải tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp chính quyền, từng đơn vị, góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế -Xã hội huyện Tam Nông nhanh và bền vững.
Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ” đã hoàn thành đƣợc các nội dung nghiên cứu chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý Ngân sách huyện trong nền kinh tế thị trƣờng; nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn quản lý Ngân sách và rút ra một số bài học mà huyện Tam Nông có thể tham khảo;
- Vận dụng lý luận vào thực tiễn, đã đánh giá đƣợc thực trạng quản lý Ngân sách huyện Tam Nông giai đoạn 2010 - 2012, nêu lên những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý Ngân sách huyện Tam Nông và chỉ ra nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế;
- Đề xuất quan điểm, phƣơng hƣơng, mục tiêu, một số giải pháp chủ yếu và các kiến nghị với các cấp, các ngành có liên quan nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội mà huyện đã đề ra.
Với niềm tin tƣởng rằng: thực hiện đồng bộ các quan điểm, phƣơng hƣớng mục tiêu, giải pháp và kiến nghị nêu trên, sẽ góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách huyện Tam Nông trong thời gian tới. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tuy nhiên, với khả năng hiểu biết của bản thân và thời gian có hạn nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy giáo, cô giáo đóng góp ý kiến để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện quyển I, Nxb Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT- BTC ngày 20/01/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ và Ngân sách các cấp.
3. Bộ Tài chính (2004), Báo cáo đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước về tài chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện nghị định 60/2003/NĐ- CP.
5. PGS.TS. Dƣơng Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/6/2003 – Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ- CP ngày 23/6/2003 – Ban hành quy chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương.
8. Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.
9. Phòng Thống kê huyện Tam Nông, Niên giám thống kê huyện Tam Nông các năm 2010, 2011, 2012.
10. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình về quản lý Ngân sách,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12. Uỷ ban nhân dân huyện Tam Nông, Báo cáo quyết toán thu chi ngân sách huyện các năm 2010, 2011, 2012.
13. Uỷ ban nhân dân huyện Tam Nông, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2012; phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.
14. Uỷ ban nhân dân huyện Tam Nông (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
15. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình thực hiện dự toán Ngân sách năm 2012.
16. Uỷ ban nhân dân thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, Báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm 2011, 2012.
17. Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm 2012.
Các trang Web:
1. http://www.tapchitaichinh.vn/Nhan-dinh-Du-bao/Quan-ly-chi-ngan-sach-Kinh- nghiem-tu-Han-Quoc/16406.tctc, ngày 14/4/2013.