6. Bố cục của luận văn:
2.2.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu
Tam Nông là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ; huyện có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha, huyện lỵ đặt tại Thị trấn Hƣng Hoá. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển Kinh tế - Xã hội vì gần thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với Thành phố Hà Nội.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng là nền tảng quan trọng phát huy lợi thế của huyện trong thu hút đầu tƣ. Đƣờng bộ, gồm có 4 cây cầu bắc qua sông Thao, sông Đà, sông Bứa để nối liền với các trung tâm động lực kinh tế của tỉnh và Thủ đô Hà Nội; có 3 Quốc lộ chính chạy qua đó là đƣờng Hồ Chí Minh (nối với Quốc lộ 2), Quốc lộ 32A nối với vùng Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; Quốc lộ 32C nối với Yên Bái, Lao Cai. Đây là cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ nối với Thủ đô Hà Nội; việc phát triển công nghiệp và đô thị đều nằm dọc theo các đƣờng Quốc lộ, có cự ly trung bình đến trung tâm Việt Trì là 25km và trung tâm Thủ đô Hà Nội là 70km.
Tam Nông có 3 con sông bao bọc là sông Đà, sông Thao và sông Hồng, qua khảo sát có thể xây dựng đƣợc các cảng sông tại 2 cây cầu Trung Hà (Khu công nghiệp Trung Hà) cảng cầu Phong Châu (Khu công nghiệp Tam Nông), 15/20 xã, thị trấn nằm dọc theo các triền sông. Việc vận tải hàng với khối lƣợng lớn đều rất thuận tiện và chi phí không cao.
Tam Nông nằm trong vùng ảnh hƣởng tích cực của hệ thống giao thông liên vùng và các hành lang kinh tế, đƣợc Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh xác định trong quy hoạch là vùng công nghiệp, dịch vụ lớn của tỉnh.
Về lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Huyện Tam Nông đã đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt quy hoạch 2 khu công nghiệp Trung Hà với diện tích 162,8 ha, khu công nghiệp Tam Nông với diện tích 350 ha. Đồng thời đƣợc UBND tỉnh quy hoạch cụm công nghiệp Cổ Tiết với diện tích 75 ha. Đã thu hút đƣợc 8 nhà đầu tƣ vào khu, cụm công nghiệp với lĩnh vực sản xuất nhƣ: Bia, nhiên liệu sinh học ETHANOL, vật liệu xây dựng, may mặc, chế biến lâm sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bên cạnh đó, trên địa bàn còn thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ tại các điểm công nghiệp trên địa bàn xã, thị trấn nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, khai khoáng, tuyển quặng.... Đồng thời huyện Tam Nông cũng có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống gắn với định hƣớng phát triển làng nghề, có làng nghề nhƣ sơn mài, mây tre đan, làm bánh, bún...
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện về công tác quản lý thu – chi Ngân sách huyện Tam Nông. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu thì cần phải phân tích, đánh giá, đi sâu nghiên cứu; từ đó, thu thập thông tin, số liệu phù hợp cho quá trình phân tích.