6. Bố cục của luận văn:
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Trong công tác quản lý Ngân sách huyện Tam Nông những năm vừa qua còn tồn tại những hạn chế kể trên là do những nguyên nhân:
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Kinh tế - Tài chính trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tam Nông, dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ thu nộp đối với Nhà nƣớc của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Thị trƣờng bất động sản trong những năm qua trầm lắng, hạn chế việc mua bán chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, ảnh hƣởng đến chỉ tiêu thu thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, do công tác đấu giá quyền sử dụng đất thay đổi về cơ chế đấu giá theo Nghị định số 17/2010/NĐ- CP; do UBND tỉnh Phú Thọ chƣa ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện do vậy gây khó khăn cho việc tổ chức đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất; công tác lập hồ sơ thu hồi, giao đất ở thực hiện còn chậm chƣa đạt kế hoạch đề ra làm ảnh hƣởng đến kết quả thu Ngân sách.
- Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn Nhà nước ban hành chưa đầy đủ. - Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách chưa được cụ thể hoá.
- Cán bộ tài chính huyện chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý Ngân sách, lại được bố trí nhiệm vụ không đúng với chuyên ngành đƣợc đào tạo; hơn nữa chƣa đƣợc quan tâm đúng mức về thu nhập so với công sức đã bỏ ra nên phần nào chất lƣợng công tác chƣa cao. Chƣa có chính sách khuyến khích, động viên cán bộ tài chính xã, thị trấn tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn mà chỉ dừng lại ở các buổi tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
do cán bộ của phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện diễn ra trong thời gian ngắn. Mặt khác, số lƣợng cán bộ quản lý Ngân sách huyện còn mỏng: có 4 cán bộ của phòng Tài chính – Kế hoạch phụ trách về công tác Tài chính – Ngân sách (trong đó có 1 cán bộ lãnh đạo không trực tiếp trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, 1 cán bộ phụ trách Ngân sách cấp huyện và các đơn vị dự toán cấp huyện; 1 cán bộ phụ trách Ngân sách xã, thị trấn; 1 cán bộ phụ trách các đơn vị dự toán thuộc khối giáo dục); trong khi số lƣợng các đơn vị dự toán cấp huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện lại nhiều.
- Công tác luân chuyển cán bộ tài chính kế toán ở các đơn vị chưa thật phù hợp, còn theo ý chí chủ quan của Lãnh đạo huyện; điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng, hiệu quả công tác quản lý Ngân sách huyện.
- Sự chỉ đạo của Sở Tài chính trong một số lĩnh vực thiếu kiên quyết; sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện, UBND xã, thị trấn chƣa tập trung và hiệu quả còn thấp trong công tác quản lý Ngân sách.
- Một số xã, thị trấn còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, trợ cấp của Ngân sách cấp huyện nên xảy ra tình trạng làm trƣớc xin hỗ trợ sau.
- Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn mang tính hình thức chưa được thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính; trong thực hiện công tác giám sát về Tài chính – Ngân sách do không có chuyên môn sâu về lĩnh vực Ngân sách nên công tác giám sát của HĐND cấp huyện chƣa đạt hiệu quả. Do vậy, HĐND cấp huyện chƣa thực sự hoàn thành chức năng giám sát đối với NSNN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN TAM NÔNG – TỈNH PHÚ THỌ