Kinh nghiệm quản lý thu Ngân sách huyện ở quận Cẩm Lệ thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 49)

6. Bố cục của luận văn:

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý thu Ngân sách huyện ở quận Cẩm Lệ thành

thành phố Đà Nẵng và bài học rút ra

Quận Cẩm Lệ gồm các phƣờng đƣợc tách ra từ các xã của huyện Hòa Vang và một số phƣờng của Quận Hải Châu theo Nghị định 105/NĐ- CP của Chính Phủ ngày 25 tháng 8 năm 2005. Theo đó, quận Cẩm Lệ đƣợc thành lập bao gồm 6 phƣờng. Là một quận mới thành lập, song công tác quản lý thu Ngân sách trên địa bàn quận thời gian qua luôn hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu giao, số thu năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, đã phát huy tác dụng công cụ thuế trong quản lý, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, làm tăng giá trị sản xuất: từ 132,8 tỷ đồng năm 2006, lên 2.810 tỷ đồng năm 2010; tƣơng ứng thu Ngân sách tăng từ 21,2 tỷ đồng lên 85,2 tỷ đồng. Công tác quản lý Ngân sách trên địa bàn nói chung, công tác quản lý thu thuế - nguồn thu quan trọng cho Ngân sách, ngày càng đi vào nền nếp.

Các cấp lãnh đạo địa phƣơng nhƣ Quận ủy, Ủy ban nhân dân, các hội đoàn thể, Ủy ban nhân dân các phƣờng, sự lãnh đạo của ngành chuyên môn, đã có sự quan tâm sâu sát và sự phối hợp trong việc chỉ đạo điều hành về công tác thu thuế và quản lý nguồn thu Ngân sách quận.

Căn cứ vào các chính sách, chế độ quy định trong Luật quản lý thuế và các các Luật thuế, căn cứ vào kế hoạch thu đƣợc giao hàng năm, Chi cục thuế quận đã tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, phối hợp với các ngành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chức năng tham mƣu, xây dựng các kế hoạch, biện pháp tổ chức quản lý thu thích hợp sát với diễn biến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế trên địa bàn. Đồng thời, Chi cục thuế quận sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ đủ trình độ, năng lực bao quát đƣợc địa bàn quản lý, nắm vững kế hoạch, bám sát nguồn thu thực hiện các khoản thu đúng theo chế độ quy định, thực hiện đầy đủ các khoản thu và nộp kịp thời vào NSNN. Cụ thể công tác quản lý Ngân sách đã đƣợc tiến hành qua các biện pháp:

- Tuyên truyền, hƣớng dẫn chế độ chính sách thuế đến các đối tƣợng nộp thuế và nhân dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức: tuyên truyền bằng xe lƣu động, thông qua phƣơng tiện truyền thanh của các phƣờng, chợ, dựng pano, áp phích trên đƣờng; đồng thời tổ chức tập huấn chính sách thuế, chế độ kế toán cho các doaanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức đối thoại trực tiếp với các cơ sở kinh doanh để lắng nghe họ phản hồi những khó khăn, vƣớng mắc trong sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ thực thi chính sách thuế.

-Thƣờng xuyên tổ chức học tập nghiên cứu quán triệt chính sách thuế, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện đến từng cán bộ, viên chức. Đặc biệt, từ năm 2006 bắt đầu thực hiện Luật quản lý thuế, toàn thể cán bộ nhân viên chi cục dấy lên phong trào thi đua tìm hiểu nắm vững các quy định của Luật quản lý thuế với nhiều hình thức phong phú. Từ đó trong cán bộ, công chức thuế đều có nhận thức đúng, nắm vững các chính sách về thuế, yêu cầu, nội dung, quy trình nghiệp vụ, các biện pháp hành chính để thực hiện nhiệm vụ và đã đƣa chính sách thuế vào cuộc sống.

Đối với công tác quản lý thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: thƣờng xuyên thực hiện công tác tập huấn, hƣớng dẫn, gắn với việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt tăng cƣờng khâu kiểm tra, kiểm soát tình hình kê khai thuế, nộp thuế. Nhờ vậy kết quả thu thuế ở khu vực này tăng rất cao, chiếm khoảng 70% trong tổng số thu trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với hộ kinh doanh cá thể là đối tƣợng quản lý chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn thu, song công tác quản lý đối tƣợng này khá phức tạp; nhƣng năm qua Chi cục thuế quận đã đƣa ra các biện pháp quản lý nhƣ:

- Các Đội thu thuế luôn phối hợp với UBND các phƣờng trong việc điều tra nắm đối tƣợng hộ kinh doanh; phối hợp với Phòng Kinh tế và Phòng Thống kê quận rà soát, đối chiếu số liệu điều tra Kinh tế - Xã hội để phân loại và đƣa vào quản lý; hàng tháng cùng với Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, kiểm tra đối chiếu số hộ đƣợc cấp đăng ký kinh doanh để đƣa vào quản lý và thu thuế theo quy định.

- Thƣờng xuyên khảo sát và kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng ngành nghề, nắm bắt diễn biến thị trƣờng và phát triển của từng lĩnh vực để xác định doanh thu cho đúng với thực tế, làm cơ sở điều chỉnh mức thuế thu cho phù hợp với từng thời điểm. Thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý nhằm tạo môi trƣờng công khai, minh bạch, lành mạnh để ngƣời nộp thuế an tâm, đồng thời cán bộ ngành thuế tập trung cho công tác quản lý các doanh nghiệp và khai thác các nguồn thu lớn hơn.

- Việc khai thác các nguồn thu khác, ngoài bộ thuế hộ kinh doanh cố định, nhƣ: thuế xây dựng của các hộ tƣ nhân, thuế cho thuê nhà, mặt bằng kinh doanh, các loại vận tải tƣ nhân,… cũng luôn đƣợc chú ý. Nguồn thu này đƣợc giao khoán về cho các phƣờng thực hiện, phần tăng thu sẽ đƣợc để lại chi cho tăng phí phát sinh trên địa bàn. Kết quả, khoản thu này góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch thu đã đề ra và tăng cƣờng công tác quản lý Ngân sách trên địa bàn quận.

Công tác kiểm tra nội bộ ngành cũng luôn đƣợc quan tâm, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, vi phạm hành chính thuế, vi phạm kỷ luật và các quy trình nghiệp vụ của ngành và chế độ quy định của Nhà nƣớc. Đồng thời, qua công tác này nắm bắt đƣợc quy trình tác nghiệp, thực thi chính sách, phát huy những mặt tích cực, cũng nhƣ uốn nắn, nhắc nhở kịp thời đối với những sai phạm của cán bộ, công chức ngành thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công tác hƣớng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh doanh cá thể trong thực hiện Pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ báo cáo hóa đơn chứng từ, cũng nhƣ tập huấn cập nhật thông tin mới về thị trƣờng, các chế độ chính sách có liên quan đến thuế,… đều đƣợc duy trì thƣờng xuyên.

Công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực thuế nói riêng đƣợc chú trọng, theo hƣớng: đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình một cửa, giảm thiểu tối đa thời gian đi lại của nhân dân trong quá trình giao dịch. Các chính sách thuế đƣợc niêm yết công khai và thông báo rộng rãi đến ngƣời dân. Chi cục thuế tiến hành công tác thu nộp thuế theo hình thức nộp trực tiếp qua hệ thống ngân hàng nhằm tạo thuận lợi cho đối tƣợng nộp thuế trên từng khu vực.

Một số kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý thu Ngân sách quận:

Một là, xây dựng môi trường thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh tạo lập nguồn thu vững chắc cho Ngân sách quận.

Ủy ban nhân dân quận, các cấp, các ngành phải nắm vững và vận dụng đúng đắn, linh hoạt chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc sát thực với thực tế địa bàn, tạo dựng môi trƣờng thuận lợi khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh; hƣớng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tích lũy ngày mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh và mới có nguồn thu ngày càng lớn, bền vững để đóng góp cho Ngân sách quận.

Hai là, tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân về nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp nguồn thu cho Ngân sách quận.

Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng chính sách pháp luật về thuế, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện các chế độ quy định của Nhà nƣớc về quản lý, sử dụng ngân sách huyện,... thống nhất, đồng thuận cao để nhân dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự giác chấp hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ba là, tăng cường vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trên địa bàn là nhân tố quan trọng bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách quận.

Cơ quan quản lý thu thuế cần có phƣơng thức tiếp cận doanh nghiệp thích hợp để xác định đúng doanh số bán hàng làm cơ sở ấn định số thu nộp thuế, bảo đảm công bằng, minh bạch, chống việc khai giảm doanh số để trốn thuế, cũng nhƣ việc quy định mức thu quá cao ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không nuôi dƣỡng nguồn thu vững chắc.

Bốn là, cơ quan thuế cần làm tốt chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cấp chính quyền địa phương.

Cơ quan thuế cần làm tốt công tác hƣớng dẫn các văn bản, chế độ mới và nghiệp vụ kế toán, giúp doanh nghiệp và các hộ kinh doanh xác định đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các cán bộ, công chức của Chi cục thuế phải không ngừng rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, bản lĩnh và nhất là đạo đức của ngƣời công chức hoạt động trong lĩnh vực thuế - lĩnh vực khó khăn, phức tạp và rất nhạy cảm.

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa (2011), Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Hoà Vang, Thành phố Đà Nẵng), Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Học viện chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)