Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (Trang 54 - 55)

6. Bố cục của luận văn:

3.1.1.Đặc điểm tự nhiên

Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, có toạ độ địa lý từ 210

13’ đến 210 24’ vĩ Bắc và từ 105009’ đến 1050 21’ Kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện là 15.596,92 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 24 km, chiều rộng từ Đông sang Tây là 8 km.

Đặc điểm địa hình của huyện Tam Nông khá đa dạng, thể hiện những nét đặc trƣng của vùng bán sơn địa, có đồng bằng, xen kẽ các dãy đồi núi thấp, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Tam Nông mang đặc điểm của khí hậu miền Bắc nƣớc ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa, lƣợng bức xạ cao, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 240c, độ ẩm tƣơng đối trung bình 84%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.450 – 1.500 mm, tổng lƣợng mƣa năm nhiều nhất là 2.600 mm, năm ít nhất từ 1.000 – 1.100 mm.

Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua 11 xã, thị trấn, với tổng chiều dài 34 km, lƣu lƣợng dòng chảy vào mùa mƣa lớn nhất là 2.960 m3

/s, vào mùa khô, thấp nhất là 296 m3/ s. Hệ thống sông ngòi hàng năm cung cấp một khối lƣợng lớn phù sa cho đồng ruộng và nƣớc tƣới cho cây trồng, là cơ sở thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông đƣờng thuỷ.

- Tài nguyên nhiên nhiên:

+ Tài nguyên đất: Với tổng diện tích đất tự nhiên là : 15.596,92 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là: 11.315,24 ha, chiếm 72,55%. Đất phi nông nghiệp là: 3.888,40 ha, chiếm 24,93%; đất chƣa sử dụng là 393,28 ha, chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2,52%. Đất đai của huyện Tam Nông tƣơng đối phong phú và đa dạng, bao gồm một số loại đất nhƣ: Đất phù sa, đất vàng đỏ, đất lầy thụt, đất đồi núi.

+ Tài nguyên nƣớc: Huyện Tam Nông có 3 con sông, có hệ thống ngòi, ao, hồ đầm phân bố đều ở hầu hết các xã; ngoài ra còn có nguồn nƣớc ngầm mạch nông khá phong phú.

+ Tài nguyên rừng: Theo số liệu điều tra thống kê, tổng diện tích rừng của huyện là 3.604,47 ha, chiếm 23,11% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Trong đó: rừng trồng sản xuất là 2.877,97 ha, chiếm 18,45%, rừng trồng phòng hộ là 220 ha, chiếm 4,66%, còn lại là rừng khoanh nuôi 506,5 ha. + Tài nguyên du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hoá. Toàn huyện có 70 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 11 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, 21 di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh, 38 di tích chƣa đƣợc xếp hạng. Các lễ hội gắn với giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu là điểm đến của khách tham quan, du lịch trong và ngoài tỉnh.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi, lại là huyện tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, Tam Nông có thuận lợi để phát triển Kinh tế - Xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (Trang 54 - 55)