Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại kienlongbank rạch giá (Trang 48 - 50)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI KIENLONGBANK RẠCH GIÁ

3.3.4.2 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Ngân hàng KienLongBank luôn nổ lực rất nhiều trong việc giảm bớt nợ quá hạn và ngày càng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nhưng một khi đã phát sinh nợ quá hạn nghĩa là các khoản vay của ngân hàng đang có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Khi đó ngân hàng cần tìm hiểu nguyên nhân làm phát sinh những khoản nợ đó, đồng thời cũng phải đề ra giải pháp nhằm giảm thiểu và xử lý được những rủi ro đó một cách đúng đắn và thích hợp.

Bảng 3.10: Nợ theo TPKT

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Công ty TNHH 509 1,7% 612 1,4% 676 1,4% 103 20,2% 63 10,3% DNTN 175 0,6% 213 0,5% 261 0,6% 38 21,7% 47 22,2% Cá nhân 28.721 97,7% 44.463 98,2% 46.036 98,0% 15.742 54,8% 1.574 3,5% Tổng 29.406 100% 45.288 100% 46.973 100,0 % 15.883 54,0% 1.685 3,7% ( Nguồn Phòng KT-TD)

Nguyên nhân là do một số các hộ kinh doanh cá thể, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất không hiệu quả, mua bán chịu, bị chiếm dụng vốn làm cho khả năng tài chính giảm, không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Cụ thể tình hình nợ quá hạn theo TPKT tại chi nhánh được thể hiện như sau:

Nợ quá hạn của công ty TNHH

Năm 2008 mức dư nợ quá hạn là 509 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,7% tổng nợ quá hạn. Năm 2009 là 612 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,4% tổng nợ quá hạn, tăng 103 triệu đồng, tốc độ tăng 20,2% so với năm 2008. Qua năm 2010 là 676 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,4% tổng nợ quá hạn tăng 63 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 10,3% so với năm 2009.

Nợ quá hạn của DNTN

Trong tất cả các thành phần kinh tế, thì thành phần này có mức nợ quá hạn thấp nhất. Ở năm 2008, dư nợ quá hạn là 175 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,6% tổng nợ quá hạn. Năm 2009, nợ quá hạn là 213 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,5% tổng nợ quá hạn, tăng 38 triệu đồng, tốc độ tăng 21,7% so với năm 2008. Đến năm 2010 nợ quá hạn là 261 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,6% tổng nợ quá hạn, tăng 47 triệu đồng, tốc độ tăng 22,2% so với năm 2009.

Nợ quá hạn của cá thể

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế này tăng nhiều hơn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các thành phần kinh tế. Cụ thể như sau: năm 2008 là 28.721 triệu đồng chiếm tỷ trọng 97,7%. Năm 2009 là 44.463 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 98,2%, tăng 15.742 triệu đồng tốc độ tăng là 54,8% so với năm 2008. Đến năm 2010 là 46.036 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 98,0% tổng nợ quá hạn, tăng 1.574 triệu đồng, tốc độ tăng là 3,5% so với năm 2009.

Doanh số cho vay và dư nợ tăng trưởng thì không thể tránh được tình trạng phát sinh nợ quá hạn đó là quy luật khách quan. Nhưng chi nhánh cần nâng cao hơn nữa chuyên môn thẩm định của cán bộ tín dụng, để khả năng dự đoán mức độ ảnh hưởng của những biến động về kinh tế đối với các khoản vay được chính xác và khách quan hơn. Thực hiện được điều này thì chi nhánh mới nâng cao được hiệu quả và chất lượng tín dụng, và hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới ngày càng phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại kienlongbank rạch giá (Trang 48 - 50)