Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại kienlongbank rạch giá (Trang 45 - 46)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI KIENLONGBANK RẠCH GIÁ

3.3.4Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không thể trả được nợ đúng hạn thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn.

Những khoản nợ quá hạn mà khách hàng không thể trả do điều kiện khách quan, có thể đến ngân hàng xin xem xét cơ cấu lại thời gian gia hạn nợ, điều chỉnh nợ. Nếu không đến gia hạn, điều chỉnh hoặc hết thời gian gia hạn mà khách hàng vẫn không có khả năng hoàn trả thì khoản nợ này sẽ được chuyển sang nợ quá hạn.

Khi phát sinh nợ quá hạn cũng đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, đồng thời tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng.

Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại chi nhánh, thì công tác kiểm soát, hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được ngân hàng chú trọng nhất. Do đó giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Đây là mục tiêu phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh KienLongBank Kiên Giang qua 3 năm như sau:

Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và dư nợ, nợ quá hạn của KienLongBank Rạch Giá trong giai đoạn 2008 - 2010 cũng có những biến động lớn. Tổng dư nợ quá hạn năm 2008 là 29.406 triệu đồng, sang năm 2009 là 45.288 triệu đồng, tăng ở mức 15.883 triệu đồng, tốc độ tăng 54,0% so với năm 2008. Và đến năm 2010 dư nợ quá hạn là 46.973 triệu đồng, tăng 1.685 triệu đồng, tốc độ tăng 3,7% so với năm 2009.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại kienlongbank rạch giá (Trang 45 - 46)