Dư nợ theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại kienlongbank rạch giá (Trang 40 - 43)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI KIENLONGBANK RẠCH GIÁ

3.3.3.1 Dư nợ theo thời hạn

Phần lớn hoạt động cho vay của chi nhánh là cho vay ngắn hạn, do Kiên Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề, nhưng phần lớn là những ngành nghể có chu kỳ sử dụng vốn ngắn như trồng lúa, hoa màu, nuôi cá, đánh bắt thủy sản…nên cho vay ngắn hạn chiếm vị trí chủ lực. Còn dư nợ trung hạn có chiều hướng tăng nhẹ qua các

năm, trong khi đó dư nợ ngắn hạn lại ngày càng tăng, điều này cho thấy mục tiêu của ngân hàng đã được thực hiện đúng như định hướng đã đặt ra. Qua bảng số liệu cho thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ hàng năm. Điều này cũng là tất yếu bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay.

Dư nợ ngắn hạn

Năm 2008, dư nợ ngắn hạn đạt mức 1.065.256 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,6% tổng dư nợ, năm 2009 đạt là 1.732.458 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89,3% tổng dư nợ, tăng 667.201 triệu đồng, tương ứng tăng với tốc độ 62,6% so với năm 2008. Đến năm 2010, mức dư nợ là 1.712.233 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 78,9% tổng dư nợ, giảm 20.225 triệu đồng, tốc độ giảm 1,2% so với năm 2009.

Trong năm 2009, doanh số dư nợ tại chi nhánh tăng mạnh nguyên nhân là do cuối năm 2008, để kích cầu nền kinh tế chính phủ đã thực hiện hỗ trợ 4% lãi suất cho vay cho các khoãn vay ngắn hạn, nên một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn, cùng lúc đó do chi nhánh đẩy mạnh công tác tiếp thị, đa dạng nhiều hình thức cho vay, giúp cho khách hàng thuận tiện cho việc đi vay. Song song đó do các thành phần kinh tế kinh doanh có hiệu quả, mở rộng thêm quy mô đầu tư, kéo theo nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy mà dư nợ cho vay của ngân hàng ngày càng tăng. Qua năm 2010, dư nợ giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao do chính phủ đã ngừng gối hỗ trợ lãi suất ngắn hạn.

Dư nợ trung hạn

Tình hình dư nợ trung hạn qua các năm như sau: năm 2008 là 194.421 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 15.4% tổng dư nợ, năm 2009 mức dư nợ là 203.007 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,5% tổng dư nợ, tăng nhẹ 8.547 triệu đồng, tốc độ tăng chậm 4,4% so với năm 2008. Dư nợ vào cuối năm 2010 là 447.692 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,6% tổng dư nợ, tăng mạnh 244.685 triệu đồng, tốc độ tăng mạnh 120,5% so với năm 2009.

Dư nợ dài hạn

Tình hình dư nợ dài hạn qua các năm như sau: năm 2008 là 0 triệu đồng, năm 2009 mức dư nợ là 4.958 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,3% tổng dư nợ, tăng 4.958 triệu đồng so với năm 2008. Dư nợ vào cuối năm 2010 là 10.338 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,5% tổng dư nợ, tăng mạnh 5.380 triệu đồng, tốc độ tăng 108,5% so với năm 2009.

Nhìn chung, dư nợ trung và dài hạn tăng trưởng đều qua các năm kể cả tăng dần tỷ trọng trong tổng dư nợ.Nguyên nhân dư nợ trung và dài hạn tăng là do trình độ cũng như chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng đã được nâng cao. Mặt khác, năm 2010 chính phủ có gói hõ trợ 2% lãi suất cho các món vay trung và dài hạn. Nên nhu cầu vay vốn tín dụng trung dài hạn rất cao dẫn đến tình hình dư nợ tăng trưởng liên tục.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn phát triển tốt và ngày càng phát triển với tổng dư nợ ngày càng tăng. Tình hình dư nợ ngắn hạn luôn có sự tăng trưởng tuy có giảm nhẹ ở năm 2010 nhưng dư nợ vẫn đạt ở mức cao, còn dư nợ trung hạn và dài tăng trưởng liên tục.

Ta thấy chi nhánh rất quan tâm và chú trọng đến việc tăng trưởng cũng như chất lượng tín dụng, có chính sách lãi suất linh hoạt, giữ vững mối quan hệ uy tín với khách hàng, thực hiện tốt công tác tiếp thị nên đã thu hút được nhiều dự án, nhiều khách hàng mới, nhờ đó đã làm cho tổng dư nợ tăng lên. Vì thế, tổng dư nợ của ngân hàng luôn được củng cố và phát triển qua các năm, và nó đã thể hiện được hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại kienlongbank rạch giá (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w