Doanh số cho vay theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại kienlongbank rạch giá (Trang 29 - 32)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI KIENLONGBANK RẠCH GIÁ

3.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Đồng thời với chính sách cho vay phù hợp chi nhánh đã thu hút một lượng lớn khách hàng có nhu cầu đến vay vốn. Doanh số cho vay theo thời hạn tại chi nhánh được chia làm 3 loại: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Hoạt động cấp tín dụng tại KienLongBank Rạch Giá nhìn chung đều tăng trưởng qua các năm. Hầu hết, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư vào các thành phần kinh tế, hỗ trợ vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh để kinh tế Kiên Giang ngày càng phát triển. KienLongBank Rạch Giá đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Tình hình cho vay của KienLongBank Rạch Giá được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Doanh số cho vay theo thời hạn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ

tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Ngắn hạn 1.572.142 90,8% 2.378.006 89,6% 2.341.899 80,0% 805.864 51,3% -36.107 -1,5% Trung hạn 159.307 9,2% 267.087 10,1% 553.619 18,9% 107.780 67,7% 286.532 107,3%

Dài

hạn 0 0,0% 8.844 0,3% 32.101 1,1% 8.844 --- 23.257 263,0%

Tổng 1.731.449 100% 2.653.937 100% 2.927.618 100% 922.488 53,3% 273.681 10,3%

( Nguồn Phòng KT-TD)

Doanh số cho vay ngắn hạn

Trong thời gian qua, tình hình cấp tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh cụ thể như sau: năm 2008 đạt 1.572.142 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,8% trong tổng doanh số cho vay, năm 2009 đạt 2.378.006 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89,6% trong tổng doanh số, tăng nhanh 805.864 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 51,3% so với 2008. Năm 2010 đạt 2.341.899 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,0% trong tổng doanh số, giảm 36.107 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm tỷ lệ 1,5% so với năm 2009.

Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2009, tại địa bàn tỉnh Kiên Giang, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, sản lượng nông sản cho xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên. Cộng thêm tác động của gói hỗ trợ 4% lãi suất ngắn hạn để kích thích tăng trưởng kinh tế của chính phủ. Từ đó đã kích thích các hộ nông dân, ngư phủ và các cơ sở chế biến nông sản, thủy sản đầu tư thêm vốn để phát triển sản xuất, góp phần kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển theo. Còn năm 2010, tuy doanh số giảm nhưng vẫn ở mức cao, nguyên nhân là do bước qua năm 2010 chính phủ ngừng chương trình hỗ trợ lãi suất ngắn hạn nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn giảm.

Trong hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh, thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với tín dụng trung hạn. Nguồn vốn tín dụng của KienLongBank Rạch Giá chủ yếu từ vốn huy động ngắn hạn, loại cho vay này thông thường để đáp ứng nhu cầu vay vốn nhất thời của các thành phần, ngành kinh tế trong địa bàn hoạt động. Để đạt được kết quả tốt, ngân hàng cần xây dựng chế độ lãi suất phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp, các cá nhân SXKD. Hơn nữa Kiên Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề, nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn, nên việc cho vay của ngân hàng thường tập trung vào cho vay ngắn hạn.

Doanh số cho vay trung hạn

Tình hình cấp tín dụng trung hạn tại chi nhánh qua các năm như sau: năm 2008 đạt 159.307 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,2% trong tổng doanh số cho vay, năm 2009 đạt 267.087 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,1% trong tổng doanh số, tăng mạnh 107.780 triệu đồng, tốc độ tăng 67,7% so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh

số đạt 553.619 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,9% trong tổng doanh số, tăng nhanh 286.532 triệu đồng, tốc độ tăng là 107,3% so với năm 2009, và cao hơn cả năm 2008.

Doanh số cho vay dài hạn

Tình hình cấp tín dụng dài hạn tại chi nhánh qua các năm như sau: năm 2008 đạt 0 triệu đồng, năm 2009 đạt 8.844 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,3% trong tổng doanh số cho vay, tăng 8.844 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh số đạt 32.101 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,1% trong tổng doanh số cho vay, tăng lên 23.257 triệu đồng, tốc độ tăng mạnh 263% so với năm 2009.

Mục đích của tín dụng trung và dài hạn hầu hết là nhằm giúp cho khách hàng mở rộng quy mô sản xuất phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị… Các khoản cho vay trung hạn có thời gian thu hồi vốn tương đối dài, kèm theo độ rủi ro cao nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt của loại cho vay này.

Tuy nhiên, sự biến động doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm 2010, tăng hơn so với năm 2009 và 2008, nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh tăng cao, do nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, cùng với các phương án kinh doanh khả thi, đủ sức thuyết phục về hiệu quả kinh tế. Cũng do các hộ sản xuất kinh doanh, các công ty TNHH, DNTN không có đủ điều kiện để thu hút vốn giống như các ngân hàng thương mại, nên họ chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn là giải pháp tốt nhất. Mặt khác, trong thời gian này với chương trình

hỗ trợ 2% lãi suất trung và dài hạn của chính phủ đã khuyến khích nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để khách hàng mở rộng quy mô sản xuất.

Tuy doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm 2010 tăng nhưng tỷ trọng của nó lại chiếm thấp nhất trong 3 năm. Nảy sinh vấn đề này là do chi nhánh luôn chú trọng đến chất lượng tín dụng, nên đã rất thận trọng trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay trung hạn và dài hạn, làm cho doanh số của loại cho vay này chỉ tăng ở mức thấp và nhỏ hơn doanh số cho vay ngắn hạn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn cao hơn nhiều so với trung và dài hạn, luôn đạt tỷ trọng lớn qua các năm ( khoảng hơn 80%). Cho vay ngắn hạn thì khả năng về lãi suất cho vay không trả được cho ngân hàng thấp hơn trung và dài hạn, nên ngân hàng đã nới rộng khoản cho vay này. Vì thế, doanh số cho vay ngắn hạn luôn dẫn đầu trong doanh số cho vay của chi nhánh.

Còn về cho vay trung hạn, tuy chiếm tỷ trọng thấp (khoảng nhỏ hơn 20%) nhưng không thế phủ nhận vai trò của nó, vì khoản này có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và chia sẻ rủi ro. Để đạt được kết quả này, ngân hàng đã nỗ lực rất lớn trong hoạt động kinh doanh như: thực hiện tốt dịch vụ khách hàng, mức lãi suất hợp lý, chú trọng công tác tiếp thị …Và để giữ vững được sự tăng trưởng trên, đòi hỏi chi nhánh phải hoàn thiện thêm nữa, đồng thời phải nâng cao hơn doanh số cho vay trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại kienlongbank rạch giá (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w