Đánh giá trình độ lao động ngành cơng nghiệp

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC) (Trang 47 - 51)

Các số liệu trên cho thấy chất lượng lao động trong các khu cơng nghiệp nĩi riêng và lao động ngành cơng nghiệp tỉnh BR-VT nĩi chung chưa cao, số

lượng lao động cĩ trình độ đại học và trên đại học cịn ít, cơng nhân kỹ thuật

chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn là lao động phổ thơng và đang cĩ xu hướng ngày càng

tăng về số lượng. Tổng số lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 41,7%, cịn lại đến 59,3% lao động chưa qua đào tạo nghề. Do đĩ, các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại lao động sau khi đã nhận vào nhà máy làm việc.

Tuy nhiên, nếu so sánh với tỉnh bạn như Đồng Nai thì số lượng lao động

cĩ trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp thì BR-VT cĩ tỷ lệ cao hơn Đồng Nai

(28,6% và 15,6%) nhưng cơng nhân kỹ thuật ở Đồng Nai lại cĩ tỷ lệ cao hơn so

với BR-VT.

Về ngành nghề làm việc của lao động: Tính đến nay cĩ 12 loại ngành

nghề đang hoạt động trong các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đĩ các

ngành nghề như da giày, may mặc cĩ số lượng cơng nhân cao nhất với 3.389 lao

động, chiếm tỷ lệ 27,2% trên tổng số cơng nhân, kế đến là sản xuất vật liệu xây

dựng 2.296 lao động, chiếm tỷ lệ 27,2%, cơng nghiệp cơ khí 1.543 lao động,

chiếm tỷ lệ 18,4%. Ở nhĩm ngành nghề cĩ lao động thấp là cơng nghiệp sản

xuất thiết bị điện tử 118 lao động, chiếm tỷ lệ 0,9%; dịch vụ cơng nghiệp 99 lao

động, chiếm 0,8% và sản xuất đồ gỗ xuất khẩu cĩ 28 lao động, chiếm tỷ lệ 0,2%.

Ngành da giày, may mặc năm 2005 xếp thứ hai, nay đã vươn lên vị trí thứ

nhất trước ngành sản xuất vật liệu xây dựng; nhĩm các ngành cơng nghiệp nặng

như sản xuất điện, hĩa chất, phân bĩn, thép cĩ số lượng cơng nhân đơng thứ hai;

nhĩm ngành điện tử, cơng nghệ cao dịch vụ cơng nghiệp chưa phát triển nên số

lượng cơng nhân làm việc cịn ít. Hầu hết các ngành cơng nghiệp phát triển

nhanh, sử dụng nhiều lao động trong các khu cơng nghiệp là các loại hình cơng

nghiệp sử dụng khí đốt làm nhiên liệu, nguyên liệu hoặc cần sử dụng cảng nước

sâu để vận chuyển vật tư, nguyên liệu, thành phần và làm dịch vụ cho cảng như

các nhà máy, điện, thép, phân bĩn, gạch men, kính, xay lúa mỳ, sản xuất tháp giĩ, cơ khí, da thuộc…

Về địa bàn tuyển dụng lao động: Tổng số lao động đang làm việc trong

các khu cơng nghiệp cĩ đến ngày 01/7/2007 là 20.960 người, trong đĩ cĩ 12.351

lao động tuyển dụng từ ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ 58,93%, cĩ 8.187 lao động cĩ hộ

chiếm tỷ lệ 2,1%. Như vậy số lao động cĩ hộ khẩu tại tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu làm việc trong các khu cơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp so với lao động ngoại

tỉnh do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân chủ yếu là chất lượng lao động tại tỉnh thấp, chưa đáp ứng

được yêu cầu của các nhà đầu tư nên các nhà đầu tư phải tuyển lao động từ nơi

khác. Nhiều doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi địi hỏi người lao động phải

biết cả ngoại ngữ và chuyên mơn thì mới tuyển dụng, trong khi đĩ người biệt

ngoại ngữ lại khơng cĩ chuyên mơn, hoặc người cĩ chuyên mơn lại khơng biết

ngoại ngữ. Ngay cả việc tuyển dụng lao động từ nơi khác cũng rất khĩ khăn,

nhất là lao động biết ngoại ngữ vì làm việc ở tỉnh BR-VT cĩ mức lương khơng

cao hơn ở TP. Hồ Chí Minh, lại phải sống xa nhà, đi lại tốn kém.

Thứ hai là tỉnh cịn thiếu trường dạy nghề cĩ uy tín và kinh nghiệm để đào tạo nhân lực cho các khu cơng nghiệp cho nên chất lượng và số lượng đào tạo

khơng đáp ứng được yêu cầu của các khu cơng nghiệp.

Thứ ba là đào tạo của các trường dạy nghề ở tỉnh chưa gắn với việc tuyển

dụng của các doanh nghiệp trong khu cơng nghiệp, dẫn đến tình trạng cung

khơng gặp cầu; ngành nghề, trình độ và phương pháp làm việc được đào tạo

khơng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, doanh nghiệp thì khĩ tuyển dụng lao động cịn học sinh ra trường thì khơng xin được việc làm.

Thứ tư là về thu nhập của lao động trong KCN: thu nhập bình quân của

cơng nhân trong 10 cụm khu cơng nghiệp khoảng 1.321.000 đồng/tháng. KCN

Cái Mép cĩ thu nhập bình quân cao nhất (2.476.400 đồng/tháng). KCN Mỹ

Xuân A2 cĩ thu nhập bình quân thấp nhất (1.114.800 đồng/tháng). Nhà máy

điện Phú Mỹ 3 cĩ thu nhập bình quân cao nhất (3,5 triệu đồng), Xưởng cán tơn

Phước Sơn KCN Đơng Xuyên cĩ thu nhập bình quân thấp nhất (725.000

đồng/tháng). Hầu hết các doanh nghiệp cịn lại cĩ thu nhập bình quân từ 1,0 – 2,0 triệu đồng/người/tháng. Nhĩm các doanh nghiệp cơng nghiệp nặng sử dụng

thiết bị, cơng nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm cĩ mức thu nhập cao bình quân từ 2,5 – 3,5 triệu đồng/tháng như: các nhà máy điện Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2

và Phú Mỹ 3, nhà máy đạm Phú Mỹ, nhà máy thép Vina Kyoei, nhà máy hố

để sản xuất cĩ mức thu nhập thấp bình quân từ 725.000 – 900.000 đồng/tháng

như: các nhà máy da giày, may mặc, sản xuất bao bì. Mặt khác, những lao động

được tuyển dụng ở khu vực nơng nghiệp và nơng thơn chưa quen với tác phong,

kỷ luật, áp lực làm việc trong các xí nghiệp cơng nghiệp cộng với việc thu nhập

khơng cao nên hay xin nghỉ việc hoặc bị cho nghỉ việc sau khi đã được tuyển

dụng.

Về nhà ở, hầu hết cơng nhân làm việc trong các KCN trên địa bàn tỉnh

khơng cĩ nhà ở, hàng ngày phải đi về Vũng Tàu hoặc thành phố Hồ Chí Minh

rất vất vả, tốn kém thời gian và tiền bạc. Một số khác thì thuê phịng để ở ảnh hưởng đến thu nhập, khơng đảm bảo vệ sinh mơi trường, an ninh trật tự. Việc

khơng cĩ nhà ở cho cơng nhân các KCN cũng là một nguyên nhân làm giảm sức

hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh.

Nhu cầu sử dụng lao động giai đoạn 2005-2010 theo định mức hiện tại thì bình quân cĩ 21 lao động/ha đất cơng nghiệp. Tuy nhiên, định mức này chưa

tính hết số cơng nhân của 1 số nhà máy vì mới đưa vào hoạt động từng phần.

Nếu tính thêm số cơng nhân cần tuyển đủ cho các nhà máy đã đi vào hoạt động

thì định mức sử dụng lao động là 22 lao động/ha đất cơng nghiệp và với diện

tích đất cơng nghiệp là 1637,8 ha thì số lao động cần khoảng 36.030 người, cộng

thêm số lao động của nhà máy giày Uy Việt và nhà máy giày Đơng Phương khi

hồn thành mở rộng sẽ cĩ khoảng 12.000 người thì tổng nhu cầu lao động cho 7

khu cơng nghiệp từ nay cho đến khi lấp đầy toàn bộ diện tích là 48.030 người.

Trong tương lai dự kiến sẽ mở rộng 2 Khu cơng nghiệp hiện cĩ (Mỹ

Xuân A2 diện tích 117,3 ha, Mỹ Xuân B1 diện tích 278 ha) và thành lập 4 Khu

cơng nghiệp tập trung: (Long Hương 400 ha, Long Sơn 400 ha, Phước Thắng

135 ha và Ngãi Giao 200 ha) với tổng diện tích 2 khu cơng nghiệp khoảng

1.028,4 ha thì nhu cầu lao động cho các khu cơng nghiệp này khoảng 22.620 người. Như vậy, nếu 11 khu cơng nghiệp được lấp đầy thì phải cần tuyển mới

khoảng 70.650 lao động.

Mục tiêu đề ra 70% lao động trong các khu cơng nghiệp là lao động của

tỉnh BR–VT thì tỉnh phải cung cấp gần 50.000 lao động. Trong đĩ nếu đảm bảo

đào tạo khoảng 5.000 lao động với phân nữa là đào tạo dài hạn. Vì vậy cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cơng nghiệp của tỉnh cần phải được quan tâm hơn nữa

trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)