Tăng cường giám sát vốn vay và các luồng tiền thanh toán của ngân hàng

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 46)

NHÁNH HUYỆN ĐẦM DƠI 3.1 Các dấu hiệu đầu tiên về một khoản vay có vấn đề

3.4.5. Tăng cường giám sát vốn vay và các luồng tiền thanh toán của ngân hàng

ngân hàng

– Vốn vay: Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trước khi cho vay là điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, sau khi phát tiền vay ta cũng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn. Nếu sau khi phát tiền vay, CBTD không kiểm tra khách hàng có thể sử dụng không đúng mục đích dẫn đến rủi ro cao cho ngân hàng.

– Thanh toán: bên cạnh việc kiểm tra vốn vay, CBTD cũng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại ngân hàng để trả nợ tiền vay. CBTD nên kiểm soát tiền gửi của khách hàng và việc chi tiêu từ tài khoản tiền gửi cần có sự đồng ý của ngân hàng, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả.

3.4.6. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi về chuyên môn

nghiệp vụ

– Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm của CBTD, gắn trách nhiệm với quyền lợi của CBTD. Nên có chế độ thưởng, phạt rõ ràng do CBTD luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích CBTD tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

– Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng cho CBTD để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.

– Trong hoạt động ngân hàng, cán bộ ngân hàng vừa là người trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng vừa là người trực tiếp quan hệ với khách hàng. Vì vậy, mối quan hệ giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng.

– Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm, trong khi đội ngũ CBTD chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật bị hạn chế. Đòi hỏi CBTD không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w