Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm (2009 2011)

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 38 - 39)

năm (2009 - 2011)

Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của các chi nhánh ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các chi nhánh ngân hàng.

Cho dù phân loại theo phương pháp nào, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:

o Nhóm 1: 0% o Nhóm 2: 5% o Nhóm 3: 20% o Nhóm 4: 50% o Nhóm 5: 100%

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 đưa ra cách tính số tiền dự phòng bằng công thức hoàn toàn mới khác với cách tính dự phòng quyết định tại các quy định trước đây. Theo các quyết định trước đây, số tiền dự phòng chỉ đơn giản bằng tỷ lệ trích dự phòng nhân với tài sản có từng nhóm. Trong khi đó, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 đưa ra công thức tính số tiền dự phòng như sau:

R = Max {0, (A-C)}x r Trong đó:

A: Giá trị khoản nợ.

C: Giá trị tài sản đảm bảo (nhân với tỷ lệ phần trăm theo quyết định 493 quy định đối với từng loại tài sản đảm bảo).

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Như vậy, số tiền dự phòng không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo. Nếu giá trị tài sản đảm bảo sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì số tiền dự phòng cũng bằng không có nghĩa là tổ chức tín dụng trên thực tế không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 38 - 39)