Quy trình xử lý các khoản vay có vấn đề

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 42 - 43)

NHÁNH HUYỆN ĐẦM DƠI 3.1 Các dấu hiệu đầu tiên về một khoản vay có vấn đề

3.3.Quy trình xử lý các khoản vay có vấn đề

Quy trình này được chia làm 5 giai đoạn thực hiện như sau:

Giai đoạn 1: Xem xét lại hồ sơ

− Xem xét lại hồ sơ của khách hàng và tóm tắt các thông tin có liên quan. − Kiểm tra tất cả giấy tờ và chứng từ liên quan đến khách hàng.

− Phân tích lại các báo cáo tài chính, đánh giá lại các tài sản thế chấp và dự kiến những rủi ro khác có thể xảy ra.

− Kết luận và đánh giá lại khách hàng.

Giai đoạn 2: Làm việc với khách hàng

− Gặp khách hàng để đánh giá thái độ, xác nhận tình trạng của Ban giám đốc, các bên cung cấp nguyên vật liệu và bên mua hàng.

− Yêu cầu khách hàng giải trình đầy đủ về tình hình tài chính của khách hàng, các dự án kinh doanh, kế hoạch dự phòng các tình huống bất ngờ. Lấy được các thông tin đầy đủ về tài chính và các thông tin liên quan đến khách hàng.

− Kiểm tra lại các tình hình thực tế của tài sản thế chấp, tình trạng máy móc, thiết bị, hàng tồn kho, đặc biệt đánh giá lại giá trị hàng tồn kho một cách chính xác.

Giai đoạn 3: Đánh giá tình hình

Xác định tính xác thực của thông tin về thái độ khách hàng, tình hình tài chính, tài sản thế chấp,…Từ đó có kết luận sơ bộ về nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và cơ hội phục hồi khoản vay.

Giai đoạn 4: chọn kế hoạch hành động

Phải trả lời được câu hỏi: “làm thế nào có lợi nhất cho ngân hàng?”, đừng cho phép các sự kiện khách quan ảnh hưởng đến nhận định mà hãy xem khách hàng như một khách hàng mới, thẩm định lại một cách toàn diện về các tiêu chuẩn tài chính và phi tài chính để chọn lựa cách thức hành động cứu chữa.

− Tái tài trợ: Tiếp tục tái tài trợ nếu khách hàng có dự án kinh doanh hiệu quả có khả năng khắc phục dần khoản vay có vấn đề.

− Các hình thức thỏa hiệp: như giãn nợ, tái cơ cấu khoản vay (định lại các kỳ hạn trả nợ phù hợp với điều kiện tài chính của khách hàng hiện tại).

− Thanh lý tự nguyện: Yêu cầu khách hàng bán tài sản để trả nợ.

− Thanh lý tài sản thế chấp: Ngân hàng thanh lý tài sản thế chấp của khách hàng theo cam kết để thanh toán nợ vay.

− Kiện ra tòa án dân sự.

− Yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 5: Thực hiện kế hoạch hành động

− Cần văn bản hóa kế hoạch và mọi biện pháp hành động đã thực hiện. − Cần lựa chọn các điều khoản chặt chẽ và thực tế cũng như định ra những mốc thời gian cho việc thực hiện.

− Cần có kế hoạch giảm thiểu rủi ro và kế hoạch dự phòng. − Tiếp tục giám sát, giám sát và giám sát.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 42 - 43)