huyện Đầm Dơi qua 3 năm (2009-2011).
2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyệnĐầm Dơi qua 3 năm (2009-2011). Đầm Dơi qua 3 năm (2009-2011).
Trên thực tế nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn đi vay, ngân hàng là người “đi vay để cho vay”. Vì lẽ đó, nếu tồn tại NQH quá nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, tính thanh khoản nguồn vốn của ngân hàng thấp, không có khả năng thanh toán, dẫn đến rủi ro xảy ra càng cao. Mặc dù, trong quá trình cho vay ngân hàng luôn thẩm định kỹ
các khoản vay và mục đích vay nhưng không thể nào tránh khỏi những rủi ro khách quan xảy ra. Do đó, ngân hàng phải luôn tìm cách để giảm thiểu thấp nhất tỷ lệ NQH để không làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ bảng số liệu 2.3 ta có thể thấy được NQH tại ngân hàng qua 3 năm như sau:
* Tình hình NQH theo thời hạn tín dụng
Bảng 2.3: Tình hình NQH theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm (2009-2011) ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010So sánh Số tiền (+/-)% Số tiền (+/-)% Ngắn hạn 12.200 10.390 5.610 (1.810) (14,84) (4.780) (46,01) Trung hạn 1.870 1.260 980 (610) (32,62) (280) (22,22) Tổng NQH 14.070 11.650 6.590 (2.420) (17,20) (5.060) (43,43)
( Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi )
Tình hình NQH tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi có nhiều tính hiệu tích cực. Tình trạng NQH của ngân hàng không ngừng giảm qua các năm.
Tổng NQH năm 2009 là 14.070 triệu đồng, chiếm 5,64% trong tổng dư nợ và đã vượt quá mức quy định của NHNN. Đến năm 2010, tổng NQH là 11.650 triệu đồng, giảm 2.420 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 17,20% so với năm 2009 và chiếm 4,34% trong tổng dư nợ. Sang đến năm 2011, con số NQH lại giảm xuống khá mạnh chỉ có 6.590 triệu đồng, giảm 5.060 triệu đồng, tương ứng với mức giảm khá cao cụ thể là 43,43% so với năm 2010 và chiếm 2,40% trong tổng dư nợ. Sở dĩ năm 2011 tổng NQH giảm mạnh như vậy là do tình hình kinh tế trong năm có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều hộ nuôi tôm đạt kết quả cao,... Bên cạnh đó, là sự kết hợp chặc chẽ giữa ngân hàng và các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý nợ một cách triệt để. Trong đó số NQH ngắn hạn, trung hạn cụ thể như sau:
Đối với NQH ngắn hạn: Năm 2009 NQH là 12.200 triệu đồng, năm 2010 là 10.390 triệu đồng, giảm 1.810 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 14,84% so với năm 2009. Năm 2010 do sự phát triển của nền kinh tế đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, một số cá thể sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả nên nhiều hộ có khả năng trả được nợ đúng hạn. Chính vì vậy, Năm 2011 NQH là 5.610 triệu đồng, tiếp tục giảm 4.780 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 46,01% so với năm 2010. Tỉ lệ NQH giảm mạnh qua các năm do tình hình
thời tiết có nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản của người dân và việc sản xuất kinh doanh đạt được kết quả cao, họ sử dụng vốn vay đúng mục đích nên tình hình NQH của ngân hàng luôn giảm qua từng năm. Đối với NQH trung hạn: Năm 2009 là 1.870 triệu đồng, năm 2010 là 1.260 triệu đồng, giảm 610 triệu đồng, tương ứng mức giảm tương đối cao là 32,62% so với năm 2009. Đến năm 2011 là 980 triệu đồng, giảm 280 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 22,22% so với năm 2010. Cũng như đối với những khoản nợ ngắn hạn, đối với NQH trung hạn do ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp có hiệu quả để có thể thu hồi nhanh chóng các khoản NQH.
Tóm lại, trong những năm qua tình hình NQH của ngân hàng giảm khá mạnh, làm cho chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng tăng cao.