Phân tích các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơ

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 39 - 41)

phân loại các nhóm nợ, trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dung theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Dưới đây là phần trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm:

Bảng 2.5: Trích lập dự phòng của Ngân hàng qua 3 năm (2009-2011) ĐVT: triệu đồng

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

12.030 10.260 7.800

( Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi )

Như vậy, năm 2009 ngân hàng đã trích lập 12.030 triệu đồng, năm 2010 trích lập là 10.260 triệu đồng, năm 2011 trích lập là 7.800 triệu đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng. Quỹ dự phòng của ngân hàng có sự chênh lệch và giảm dần qua các năm. Ngân hàng đã trích lập để tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh, trong khi tỷ lệ NQH của ngân hàng liên tục giảm qua 3 năm, và điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng qua 3 năm.

2.2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tạiNHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi

* Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của ngân hàng so với số

vốn cho vay ra, cho biết số tiền ngân hàng thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay.

Bảng 2.6:Chỉ tiêu hệ số thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm (2009-2011) ĐVT:triệu đồng Năm 2009 2010 2011 So sánh So sánh

Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 Số tiền (+/-) % Số tiền (+/-) % (1)DSCV 297.800 341.300 453.500 43.500 14,61 112.200 32,87 (2)DSTN 310.300 322.300 448.000 12.000 3,87 125.700 39 (3)Hệ số thu nợ (3) = (2)/(1) *100 104,20 94,43 98,79 (9,77) (-) 4,36 (-)

( Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi)

Nhìn chung, qua bảng số liệu 2.6 cho thấy hệ số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm không đạt hiệu quả do sự tăng giảm không đều qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2009 tỷ lệ thu nợ là 104,20%, năm 2010 là 94,43%, giảm 9,77% so với năm 2009. Sang đến năm 2011, tỷ lệ thu nợ là 98,79% tăng 4,36% so với năm 2010. Sở dĩ, hệ số thu nợ của ngân hàng có sự gia tăng trong năm 2011 là do nhiều hộ sản xuất kinh doanh đã đạt được kết quả cao nên có khả năng trả được nợ cho ngân hàng.

Trước tình hình trên, ngân hàng cần phải có chính sách và biện pháp để việc thu nợ hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, ngân hàng cần cố gắng nỗ lực nhiều hơn, luôn kết hợp gia tăng đồng bộ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, giúp cho đồng vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn để hoạt động tín dụng luôn được duy trì và phát triển.

* Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng cũng như khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, giúp đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Qua 3 năm, tỉ lệ NQH tại ngân hàng đều có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2009 tỷ lệ NQH là 5,64% cao hơn mức khống chế của NHNN là không vượt quá 5% trên tổng dư nợ nhưng đến năm 2010, tỷ lệ NQH giảm xuống 4,34%, giảm 1,3% so với năm 2009 và vẫn còn nằm trong mức khống chế của NHNN. Và con số này tiếp tục giảm trong năm 2011, tỷ lệ NQH chỉ còn 2,40% giảm 1,94% so với năm 2010.

Điều này cho thấy, chất lượng tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ NQH giảm là do tình hình kinh tế đã ổn định, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cùng với đó là nguồn vốn vay khách hàng sử dụng đúng mục đích và khách hàng cũng có trách nhiệm hơn với món nợ của mình. Tuy vậy, các CBTD phải phấn đấu nhiều hơn nữa để giảm tỷ lệ NQH ở mức tối thiểu, có thể chấp nhận được của chi nhánh.

Bảng 2.7: Bảng chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền (+/-) % Số tiền (+/-) % (1) Dư nợ 249.520 268.520 274.020 19.000 7,61 5.500 2,05 (2) NQH 14.070 11.650 6.590 (2.420) (17,20) (5.060) (43,43) (3) Tỉ lệ NQH (3)=(2)/(1)*100 5,64 4,34 2,40 (1,3) (-) (1,94) (-)

( Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi )

Trong những năm tới đòi hỏi CBTD phải hết sức thận trọng trong việc thẩm định cho vay, phải chú trọng quan tâm hơn nữa đến việc thu hồi nợ, cũng như giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng,…để tỷ lệ NQH phù hợp với chỉ tiêu cấp trên đưa ra. Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tín dụng, đồng vốn cho vay được đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 39 - 41)