Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi qua 3 năm (2009-2011).

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 31 - 34)

Đầm Dơi qua 3 năm (2009-2011).

Với nền kinh tế phát triển đa thành phần, đa ngành nghề như nước ta hiện nay thì để phục vụ cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi ngân hàng cũng phải có sự đa dạng hóa trong hoạt động cho vay để phù hợp với xu thế phát triển chung. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi cũng đã từng bước mở rộng hoạt động cho vay của mình đối với nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Sự gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng tạo nên sự tin cậy trong suốt thời gian qua làm cho hoạt động của ngân hàng càng được mở rộng, tăng trưởng tín dụng tốt. Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm (2009-2011) được thể hiện rõ qua bảng số liệu 2.2 và đồ thị 2.2 .

Song song với việc huy động vốn thì một hoạt động không thể thiếu của ngân hàng là việc sử dụng nguồn vốn đó, được biểu hiện cụ thể qua hoạt động cho vay của ngân hàng, đây là một trong những nghiệp vụ chính của ngân hàng. Nghiệp vụ này mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng để góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho khách hàng.

DSCV phản ánh quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng, là số tiền mà ngân hàng giải ngân được trong năm. DSCV tăng thể hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng không ngừng phát triển. Đồng thời, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. Để đánh giá về tình hình cho vay chung của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi ta có thể tìm hiểu các chỉ tiêu về DSCV.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm (2009 – 2011) ĐVT: triệu đồng m 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền (+/-) % Số tiền (+/-) %

Chỉ tiêu 1. DSCV 297.800 341.300 453.500 43.500 14,61 112.200 32,87 2. DSTN 310.300 322.300 448.000 12.000 3,87 125.700 39,0 3. Dư nợ 249.520 268.520 274.020 19.000 7,61 5.500 2,05 4.Tổng NQH 14.070 11.650 6.590 (2.420) (17,20) (5.060) (43,43)

( Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi )

DSCV của ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm và sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai cùng với xu hướng phục hồi và phát triển của nền kinh tế. Năm 2009, DSCV của ngân hàng là 297.800 triệu đồng nhưng đến năm 2010 DSCV của ngân hàng đạt 341.300 triệu đồng, tăng 43.500 triệu đồng, tương ứng mức tăng 14,61% so với năm 2009. Sở dĩ, DSCV của ngân hàng tăng mạnh do các doanh nghiệp trên địa bàn luôn mở rộng quy mô sản xuất và người dân thì nhu cầu mua sắm và tiêu dùng cũng gia tăng. Đồng thời, do ngân hàng đã có chính sách cho vay phù hợp hơn, tuy trong năm 2010 tỷ lệ lạm phát cao làm cho lãi suất cho vay cũng tăng nhưng do khách hàng lúc nào cũng cần vốn để sản xuất kinh doanh nên ngân hàng vẫn đẩy mạnh được DSCV từ khách hàng truyền thống.

Đến năm 2011, DSCV của ngân hàng đạt 453.500 triệu đồng, tăng 112.200 triệu đồng, tương ứng mức tăng 32,87% so với năm 2010. Với các gói kích cầu của Chính phủ, cho vay được Chính phủ hỗ trợ lãi suất, trong đó chương trình hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn theo của Thủ tướng Chính phủ là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước

nhằm chống suy thoái, kích cầu nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,…cũng như các đơn vị khác, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Đầm Dơi đã tích cực đón nhận và vào cuộc sớm. Vì lẽ đó, DSCV của ngân hàng vẫn đạt được những con số khả quan trong năm 2011.

DSCV chỉ phản ánh được về mặt số lượng, quy mô hoạt động tín dụng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng và của bản thân khách hàng. Vì hiệu quả sử dụng tốt hay không thể hiện ở việc khách hàng trả nợ vay nhanh hay chậm. Trong hoạt động ngân hàng, để có thể duy trì và mở rộng nguồn vốn cho vay và các hoạt động khác thì thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được ngân hàng đặc biệt quan tâm. DSTN là nguồn tái đầu tư tín dụng để đảm bảo nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Như vậy, DSTN là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ.

Nhìn chung, tình hình thu nợ của ngân hàng diễn ra khá tốt, cụ thể là năm 2009 DSTN là 310.300 triệu đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên 322.300 triệu đồng, tăng 12.000 triệu đồng, tương ứng mức tăng 3,87% so với năm 2009. Mặc dù, năm 2010 thị trường có sự biến động lớn về giá cả nhưng vẫn có nhiều hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên đã trả được nợ vay cho ngân hàng đáng kể.

Đến năm 2011, tình hình thu nợ vẫn tăng mạnh so với năm 2010. DSTN đạt 448.000 triệu đồng, tăng 125.700 triệu đồng, tương ứng mức tăng 39,0% so với năm 2010. Sở dĩ DSTN của ngân hàng tăng cao là do trong năm 2011 tình hình thời tiết ổn định nên nhiều hộ nuôi tôm đạt năng suất cao. Đồng thời, quá trình sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn cũng có kết quả cao.

Sử dụng vốn là một vấn đề hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc sử dụng vốn như thế nào để mang lại hiệu quả và hạn chế rủi ro trong họat động kinh doanh của ngân hàng tức là đảm bảo việc thu hồi nợ và hạn chế thấp nhất nợ quá hạn. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ yếu tố rủi ro là rất lớn. Đó là rủi ro không thu hồi được nợ sau khi cho vay. Những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn thực hiện theo phương châm tín dụng phải “chất lượng, an toàn, hiệu quả” trong công tác điều hành, phân công trách nhiệm cụ thể. Đồng thời, CBTD còn thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời thu hồi vốn khi đến hạn. Đây chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của đội ngũ CBTD của ngân hàng, không chỉ tìm kiếm và sàng lọc khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng để gia tăng DSCV mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, bám sát địa bàn, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Để giữ vững kết quả thu nợ đó và nâng cao hơn nữa khả năng thu nợ, ngân hàng phải tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng góp phần ngăn chặn tình trạng cho vay buông lỏng quy trình, quy định.

Tóm lại, với DSTN như vậy góp phần đáng kể tái đầu tư, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong lưu thông. Nhưng chỉ có DSTN thì cũng chưa thể phản

ánh được hết hiệu quả, chất lượng công tác tín dụng mà còn phải dựa vào tỷ lệ nợ quá hạn để đánh giá.

Dư nợ cho vay được hiểu là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Doanh số dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngân hàng có mức dư nợ cao là ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh mẽ và kinh doanh đa dạng.

Nhìn chung, qua 3 năm dư nợ của ngân hàng đều tăng chứng tỏ rằng ngân hàng đã thật sự tạo được uy tín trong khách hàng.

Năm 2009 dư nợ đạt 249.520 triệu đồng, năm 2010 là 268.520 triệu đồng, tăng 19.000 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 7,61% với năm 2009. Và đến năm 2011, dư nợ tiếp tục tăng lên 274.020 triệu đồng, tăng 5.500 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 2,05% so với năm 2010. Với các gói kích cầu của Chính phủ, đặc biệt với chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, ngân hàng đã tập trung bổ sung vốn lưu động đối với nền kinh tế, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Đó là một trong những nguyên nhân góp phần làm dư nợ ngân hàng tăng trong những năm qua.

Tóm lại, tổng dư nợ tín dụng tăng liên tục như vậy cho chúng ta thấy ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn trong lĩnh vực mở rộng tín dụng. Trong thời gian tới, ngân hàng cần có nhiều giải pháp tích cực hơn để mở rộng đầu tư, giữ vững và phát huy hơn nữa những kết quả đạt được.

NQH cũng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tổng NQH là 14.070 triệu đồng nhưng đến năm 2010 tổng NQH chỉ còn 11.650 triệu đồng đã giảm 2.420 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 17,20% so với năm 2009.Và đến năm 2011, tổng nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống 6.590 triệu đồng, giảm 5.060 triệu đồng, tương ứng mức giảm khá cao là 43,43% so với năm 2010. Nhìn chung, tình hình NQH của ngân hàng giảm đáng kể qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do đa số khách hàng sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích xin vay, trình độ dân trí đã có bước phát triển, khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh tăng …Đồng thời, các cấp chính quyền đã có sự quan tâm đúng mức trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng đạt kết quả khả quan hơn,chất lượng hoạt động tín dụng cũng tăng cao.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện đầm dơi (Trang 31 - 34)