Giải pháp giảm chi phí bồi thường:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bảo Minh Đồng Nai (Trang 91 - 93)

CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

3.2.2 Giải pháp giảm chi phí bồi thường:

• Rà soát chặt chẽ các quy trình khai thác cũng như xét duyệt bồi thường đặc biệt về hàng, xe, con người, tàu…nhất là tại các phòng khai thác để công tác

bồi thường chính xác, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như tránh việc trục lợi bảo hiểm.

• Bên cạnh việc quản lý rủi ro công ty cần yêu cầu các khai thác viên thực hiện tốt các quy định về thời gian quyết toán ấn chỉ, khách hàng có tỷ lệ tổn thất cao so với doanh thu, cần cân nhắc vế phí hoặc nâng cao mức miễn thường, đảm bảo mục tiêu kinh doah là phải có lợi nhuận, bên cạnh việc bảo đảm tăng trưởng doanh thu. Phân tích lợi nhuận của từng nhóm khách hàng, công ty sẽ thấy rõ sản phẩm của nhóm khách hàng nào là có lãi và của nhóm nào là không có lãi thậm chí gây thiệt hại trực tiếp cho công ty. Từ đó lãnh đạo công ty sẽ quyết định hướng sự chú ý nhiều hơn đến những nhóm sản phẩm đem lại lợi nhuận nhiều hơn cả, đồng thời giảm chi phí tiếp thị quảng cáo cho những sản phẩm dịch vụ không sinh lãi

• Công ty cần xem xét các đại lý có doanh thu cao nhưng tỷ lệ bồi thường càng ngày càng tăng để đề ra các biện pháp quản lý chặt rủi ro, tránh trường hợp bị trục lợi dẫn đến việc bồi thường cao, đặc biệt là những nghiệp vụ về thân xe và trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô và gắn máy, người ngồi trên xe,…

• Công ty cần đặt ra mục tiêu giảm về tỷ lệ bồi thường của những nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao, chấm dứt tình trạng các nghiệp vụ kinh doanh có kết quả âm. Đưa vào chương trình thi đua khen thưởng, nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đó nguồn lương của công ty sẽ tăng, đời sống nhân viên được nâng cao.

• Kiểm soát chặt chi phí bồi thường, nếu cán bộ bồi thường và kế toán kiểm tra phát hiện chứng từ không hợp lý, hợp pháp phải từ chối bồi thường ngay.

• Tăng cường phòng ngừa, hạn chế tổn thất để hạn chế chi phí bồi thường đến mức thấp nhất. Để đề phòng, ngăn ngừa tổn thất công ty phải kiểm tra đối tượng bảo hiểm, bỏ chi phí phục vụ cho việc đề phòng, ngăn ngừa tổn thất

xảy ra. Đối với bảo hiểm cháy, công ty mua bình chữa cháy cho bên mua bảo hiểm. Đối với bảo hiểm xe cơ giới công ty thường xuyên kiểm tra độ an toàn của phương tiện, mở những lớp học về an toàn giao thông cho bên mua bảo hiểm. Chi phí bỏ ra để phòng ngừa, hạn chế tổn thất ít trong khi đó công ty ngăn ngừa được tổn thất xảy ra và như vậy số tiền mà công ty phải bồi thường thấp.

• Ngoài ra để hạn chế tổn thất, công ty phải chịu cam kết mọi chi phí nhằm hạn chế tổn thất xảy ra chẳng hạn thuê người cứu hỏa, chi phí bốc vác tài sản khi lũ lụt…Đây cũng được coi là một biện pháp cạnh tranh bởi vì công ty chịu chi phí cho việc hạn chế tổn thất thì bên mua bảo hiểm sẽ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ đối tượng bảo hiểm. Trên tực tế áp dụng biện pháp này, công ty sẽ có hai lợi thế: thứ nhất hạn chế được tổn thất sẽ đồng nghĩa với việc bồi thường sẽ thấp, thứ hai tạo đuợc lòng tin của bên mua bảo hiểm bởi sự hợp tác từ công ty bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Bảo Minh Đồng Nai (Trang 91 - 93)