m: Sai số của số trung bình
3.1. Tình hình sử dụng sản phẩm nƣớc uống đóng chai trên địa bàn TP Thái Nguyên
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình sử dụng sản phẩm nƣớc uống đóng chai trên địa bàn TP Thái Nguyên Thái Nguyên
Tiến hành khảo sát tình hình sử dụng NUĐC loại 21 lít tại 26 trường học, 50 cơ quan, doanh nghiệp và 150 gia đình trên địa bàn TP Thái Nguyên. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng sản phẩm NUĐC trên địa bàn TP Thái Nguyên Địa điểm Số lượng điều tra
Đơn vị sử dụng NUĐC Đơn vị không sử dụng NUĐC Số lượng % Lượng tiêu thụ (bình/ngày) X ± m X Số lượng % Trường học 26 26 100 526 ± 36,25 0 0 Cơ quan, doanh nghiệp 50 45 90 2753 ± 69,46 5 10 Gia đình 150 43 28,67 19 ± 1,93 107 71,33
Theo kết quả bảng 3.1 cho thấy tại những nơi công cộng như trường học, cơ quan, doanh nghiệp... đa số đều sử dụng NUĐC. Cụ thể: 100% các trường học và 90% cơ quan, doanh nghiệp đã khảo sát đều sử dụng các dạng nước đóng chai hoặc bình lọc, máy lọc nước... Tại các gia đình thì tỷ lệ này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thấp hơn nhiều (chiếm 28,67%), vì nhiều gia đình hiện nay vẫn tự chế biến nước uống bằng cách đun sôi rồi lọc thủ công hoặc sử dụng bình lọc nước. Mặt khác, tại những nơi công cộng như trường học, cơ quan… số lượng người là rất lớn nên nhu cầu tiêu thụ nước cũng cao hơn hẳn ở các gia đình.
Số lượng bình nước đóng chai loại 21 lít tiêu thụ trung bình được khảo sát tại 26 trường học là 526 ± 36,25 bình/ngày, tại 50 cơ quan, doanh nghiệp là 2753 ± 69,46 bình/ngày, và tại 150 gia đình là 19 ± 1,93 bình/ngày. Từ số liệu này có thể đánh giá được nhu cầu sử dụng NUĐC ở địa bàn TP Thái Nguyên là khá cao, có thể giải thích hiện tượng này là do chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện thì người dân có nhu cầu ngày càng cao về sử dụng các loại thực phẩm (trong đó có nước uống) đảm bảo chất lượng vệ sinh.
Trước tình hình tiêu thụ nước đóng chai trên địa bàn TP Thái Nguyên, thiết nghĩ các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần quản lí chặt chẽ hơn việc sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm nước này, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân.
Tham khảo ý kiến của người tiêu dùng, phần lớn những người được hỏi đều có chung quan điểm cho rằng NUĐC tiện dụng, dễ đặt hàng, giá thành rẻ (chỉ từ 10-30 nghìn đồng/bình 21 lít, thậm chí có loại chỉ 5 – 6 nghìn đồng/bình 21 lít), lại có vẻ đảm bảo vệ sinh nên rất được ưa chuộng. Tuy nhiên khi được hỏi về chất lượng các loại NUĐC mà họ đang sử dụng thì tất cả đều thừa nhận chỉ đánh giá chất lượng nước thông qua những thông tin ghi trên nhãn mác sản phẩm. Thậm chí, rất nhiều người không quan tâm tới sản phẩm mình đang sử dụng vì cho rằng đã là NUĐC thì đều đạt chất lượng ATVSTP. Do đó chúng tôi tiếp tục điều tra tình hình phân phối sản phẩm NUĐC trên địa bàn TP Thái Nguyên. Mục đích nhằm khảo sát thực trạng phân phối các loại NUĐC có đăng kí chất lượng và không có đăng kí chất lượng trong địa bàn thành phố. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Kết quả điều tra tình hình phân phối sản phẩm nƣớc uống đóng chai trên địa bàn TP Thái Nguyên
Địa điểm Số lượng đơn vị sử dụng NUĐC Loại có đăng kí chất lượng
Loại không có đăng kí chất lượng Số loại Số đơn vị sử dụng Tỷ lệ (%) Số loại Số đơn vị sử dụng Tỷ lệ (%) Trường học 26 5 10 38,46 7 16 61,54 Cơ quan, doanh nghiệp 45 6 18 40,00 7 27 60,00 Gia đình 43 4 15 34,88 9 28 65,12 Cộng 114 15 43 37,72 18 71 62,28
Theo bảng 3.2, có 10/26 trường học (38,46%), 18/45 cơ quan, doanh nghiệp (40%) và 15/43 gia đình (34,88%) sử dụng các sản phẩm nước có đăng kí chất lượng ATVSTP. Như vậy, tỷ lệ các đơn vị sử dụng NUĐC có đăng kí chất lượng ATVSTP thấp (37,72%), trong khi tỷ lệ các đơn vị sử dụng NUĐC không có đăng kí chất lượng ATVSTP chiếm tới 62,28%. Có thể do tâm lí người tiêu dùng thường chuộng đồ rẻ, nhiều khách hàng, thậm chí các cơ quan, tổ chức khi đặt mua nước vẫn chưa quan tâm nhiều tới nhãn mác, tên tuổi, thương hiệu của các hãng sản xuất nước nên các loại NUĐC không có đăng kí chất lượng vẫn đang được tiêu thụ với số lượng lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong số 114 địa điểm khảo sát chúng tôi thống kê được tổng cộng 15 hãng nước đóng chai có đăng kí chất lượng, 18 hãng không có đăng kí chất lượng. Cụ thể: ở 26 trường học được khảo sát, có 5/15 hãng có đăng kí chất lượng, 7/18 hãng không có đăng kí chất lượng; ở 45 cơ quan, doanh nghiệp thì có 6/15 hãng có đăng kí chất lượng, 27 hãng không có đăng kí chất lượng; ở 43 gia đình thì có 4/15 hãng có đăng kí chất lượng, 4 hãng không có đăng kí chất lượng. Có thể thấy hiện nay, trên địa bàn TP Thái Nguyên đang tồn tại rất nhiều cơ sở sản xuất NUĐC nhỏ lẻ, không được kiểm định chất lượng. Chứng tỏ công tác quản lý của sở y tế thành phố và các cơ quan chức năng liên quan vẫn chưa chặt chẽ.