Tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý, tham gia phòng, chống các hành vi gian lận thuế.

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (2) (Trang 119 - 122)

- Các chính sách về thuế chỉ được quy định và có giá trị pháp lý trong

3.2.6. Tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng thực hiện quản lý, tham gia phòng, chống các hành vi gian lận thuế.

tham gia phòng, chống các hành vi gian lận thuế.

Công tác chống gian lận thuế là nhiệm vụ của cơ quan thuế nhưng không chỉ riêng cơ quan thuế; gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật cần phải được tất cả các tổ chức chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng đông đảo quần chúng tham gia. Để công tác chống hành vi gian lận thuế đạt hiệu quả tốt cần có sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan tổ chức, cụ thể là:

- Phối hợp quản lý chặt chẽ doanh nghiệp từ khi thành lập, hoạt động đến khi giải thể hoặc phá sản.

Doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế, thực tế hiện nay việc quản lý các đối tượng này còn lỏng lẻo, nhiều đối tượng không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc tồn tại, nghỉ, bỏ kinh doanh, phá sản, giải thể doanh nghiệp; do không được quản lý chặt chẽ nên đã dẫn đến tình trạng có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp nghỉ bỏ kinh doanh bất hợp pháp, gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế. Với những đối tượng này đã phát sinh và tiểm ẩn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác vi phạm pháp luật thuế; cụ thể là, khi các đối tượng

này bỏ kinh doanh bất hợp pháp thì số thuế còn nợ ngân sách sẽ không được thanh toán, không thực hiện quyết toán thuế khi giải thể, phá sản, số hóa đơn mà doanh nghiệp chưa dùng có thể được đưa ra thị trường cho các doanh nghiệp khác sử dụng bất hợp pháp để gian lận thuế, v.v..

Để giải quyết tình trạng này, các cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các quy định của luật pháp như cưỡng chế buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm pháp luật.

- Phối hợp trong tuyên truyền giáo dục.

Công tác tuyên truyền đối tượng nộp thuế đúng một vai trò quan trọng trong chống gian lận thuế. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, các cơ quan thông tin đại chúng phải phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền đến người dân, để nhân dân hiểu rõ bản chất và lợi ích của công tác thuế, phê phán, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, tích cực hỗ trợ cơ quan thuế thực hiện chống các hành vi gian lận thuế.

- Phối hợp trong điều tra chống gian lận.

Các hành vi gian lận thuế là các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong đó có nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, nếu không làm tốt công tác điều tra thì việc chống hành vi vi phạm thuế sẽ rất hạn chế. Để thực hiện tốt công tác điều tra phải có các cơ quan chuyên môn điều tra, việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và cơ quan điều tra là quan trọng và vô cùng cần thiết, có tác dụng kết luận các hành vi gian lận và trừng trị, răn đe.

1. KẾT LUẬN

doanh nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã có những đóng góp đáng kể: Tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra và số thu từ thuế đã đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc đổi mới của nền kinh tế nước ta; tuy nhiên, cùng với việc phát triển ngày càng tăng của doanh nghiệp sẽ kéo theo các hoạt động kinh tế hết sức mới mẻ, đa dạng, phong phú và cũng hết sức phức tạp đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ và định hướng đúng đắn của Nhà nước, để các doanh nghiệp phát huy tối đa vai trò của mình đối với phát triển nền kinh tế đất nước trong giai đoạn mới.

Với những nội dung phân tích ở từng chương, luận văn đã cố gắng làm nổi bật, bám sát mục tiêu, yêu cầu của đề tài và đã đạt được một số kết quả sau:

- Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa, luận văn đã hệ thống hoá được các nội dung lý luận cơ bản về quản lý thuế và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp, các điều kiện cần thiết của quản lý theo cơ chế người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế. Từ đó, tạo điều kiện để nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ khi thực hiện theo Luật quản lý thuế đến nay.

- Qua phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, luận văn đã thể hiện và chỉ rõ các kết quả chủ yếu, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý thuế.

- Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn cũng đã làm rõ sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay; đồng thời đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng.

nhiều cố gắng nhưng đây là vấn đề còn mới và phức tạp nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót nhất định, rất mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (2) (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w