Bối cảnh trong nước và quốc tế * Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (2) (Trang 98 - 103)

VAI TRÒ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3.1.1.2. Bối cảnh trong nước và quốc tế * Bối cảnh trong nước

* Bối cảnh trong nước

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dự kiến tăng trưởng kinh tế ở cao, tương đối ổn định (bình quân tăng khoảng 7-7,5% mỗi năm); Ổn định kinh tế vĩ mô, tích lũy từ nội bộ nên kinh tế đạt trên 30%/GDP; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp lên khoảng 42-43%/GDP, nông nghiệp giảm xuống còn 16-17%/GDP; Đẩy mạnh xuất khẩu, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. An ninh chính trị được giữ vững. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế nước ta trên thị trường quốc tế được nâng cao.

Với chủ trương của Đảng và Nhà nước nêu trên đòi hỏi cải cách hệ thống chính sách thuế. Trong những năm tới, chính sách thuế sẽ ban hành nhìn chung là giảm mức động viên từ GDP vào ngân sách nhà nước, vì vậy, phải cải tiến và nâng cao hiệu quả quản lý thu, đảm bảo thu ngân sách ngày càng tăng lên để phục vụ yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giai đoạn 2006-2011, doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi và cũng không ít thách thức:

- Kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng hội nhập cao mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các sản phẩm của doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia vào thị trường quốc tế.

- Nước ta đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác đa phương và song phương, đặc biệt chúng ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này mang đến cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu rất lớn cũng như các thách thức trong cạnh tranh quốc tế đối với cộng đồng doanh nghiệp.

- Cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn cả ở thị trường trong nước và quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao khả năng thích ứng, tạo sự liên kết hiệu quả và vững chắc, trước hết giữa các doanh nghiệp Việt Nam,

trong các mạng lưới kinh doanh.

- Duy trì sự ổn định cao về chính trị, kinh tế - xã hội, với chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủ trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng.

- Nhiều cơ chế, chính sách đổi mới kinh tế - xã hội đã được thực hiện; nhiều đạo luật về kinh tế đã được ban hành và sửa đổi phù hợp với yêu cầu thị trường.

- Việt Nam phải thực hiện mạnh mẽ các cam kết về AFTA và WTO, các hiệp định song phương và đa phương khác.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng trưởng cao, trong đó nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong những yếu tố kích thích phát triển doanh nghiệp với vai trò là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như phân phối sản phẩm đầu ra.

- Việc cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh quốc tế sẽ ảnh hưởng tích cực đến sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Đây cũng sẽ là tác nhân quan trọng thúc đẩy việc cải tiến kỹ thuật công nghệ và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

- Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 1/7/2007 theo đó việc quản lý thu thuế chuyển hoàn toàn sang một cơ chế mới đó là quản lý theo chức năng, người nộp thuế tự khai tự nộp và chịu trách nhiệm trước pháp luật do đó đòi hỏi vai trò của nhà nước phải được nâng cao.

Để làm được điều này cần có sự phối hợp của rất nhiều càc cơ quan ban ngành, đặc biệt trong đó có vai trò của cơ quan quản lý thuế để thuế trở thành công cụ hựu hiệu thúc đẩy và tạo mội trường kinh doanh lành mạnh cho khối

doanh nghiệp phát triển.

* Bối cảnh quốc tế

Quản lý thu thuế sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ yếu như là tác động của hội nhập và toàn cầu hóa; sự phát triển của thương mại điện tử, thương mại dịch vụ; cuộc cách mạng trong công nghệ viễn thông và tin học. Với những thách thức trên, quản lý thu thuế tại các nước trên thế giới sẽ có những đặc điểm chính sau:

- Cải cách quản lý thu thuế sẽ được tập trung và tăng cường hơn giai đoạn trước.

- Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế sẽ có tính tự chủ và độc lập hơn. Tăng quyền tự chủ trong quản lý thu thuế tăng hiệu quả quản lý.

- Quản lý thu thuế sẽ ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa thành tựu tiến bộ của công nghệ thông tin.

- Tăng cường hợp tác quản lý thu thuế giữa các nước ngày càng phát triển. Việc xóa bỏ các rào cản về sự di chuyển của vốn, tài sản, con người là thách thức lớn cho các nhà quản lý thu thuế ở mỗi nước vừa dẫn đến nhu cầu tăng cường quản lý thu thuế giữa các nước và các khu vực.

Tùy theo hoàn cảnh khác nhau, các nhóm nước sẽ thực hiện cải cách quản lý thu thuế theo những phương hướng, mục tiêu chiến lược khác nhau và với tiến độ thực hiện khác nhau.

- Các nước tiên tiến sẽ tiếp tục điều chỉnh tổ chức bộ máy và quy trình quản lý để có khả năng đối phó trước tình hình số lượng đối tượng nộp thuế tăng lên nhanh chóng trong khu vực dịch vụ, thương mại điện tử; đồng thời, tiếp tục tập trung và phát triển các kỹ thuật quản lý đối với các giao dịch tinh vi qua biên giới của các công ty đa quốc gia.

Cơ chế quản lý tự tính, tự khai, tự nộp thuế đã được thực hiện có thể sẽ được phát triển lên một tầm mức mới theo cơ chế tự phục vụ hay tự hỗ trợ trên cơ sở quản lý thu thuế điện tử.

Đối tượng nộp thuế chủ động tự trợ giúp bản thân trên cơ sở các nguồn thông tin và những dịch vụ hỗ trợ sẵn có do cơ quan thuế cung cấp như: các trạm liên lạc tự động bằng điện thoại, mạng máy tính với đầy đủ ngân hàng dữ liệu thông tin về thuế.

Cơ chế này đòi hỏi các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (kể cả việc mua sắm) phải có nghĩa vụ thông báo với cơ quan thuế về các giao dịch kinh tế.

Giao tiếp giữa cơ quan thuế đối với đối tượng nộp thuế chủ yếu là tự động hóa thông qua giao dịch điện tử (cung cấp thông tin hướng dẫn, tổng hợp số liệu về giao dịch mua bán và thanh toán), tiếp xúc trực tiếp chỉ thực hiện khi phải thanh tra tại cơ sở trong những trường hợp cơ quan thuế phát hiện đối tượng có những dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

- Các nước đang phát triển sẽ tiếp tục thực hiện cải cách quản lý thu thuế cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế hướng tới quản lý thuế hiện đại.

- Nội dung chính để triển khai áp dụng cơ chế này một cách toàn diện là sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo mô hình quản lý theo chức năng có kết hợp với quản lý theo đối tượng và xây dựng quy trình quản lý thu hợp lý theo các chức năng chủ yếu của cơ quan thuế.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, cung cấp dịch vụ đối tượng nộp thuế với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Xu hướng là cơ quan thuế sẽ xây dựng các chương trình tuyên truyền theo từng chủ đề và theo từng nhóm đối tượng nộp thuế đồng thời phát triển các hệ thống tự động trả lời những câu hỏi thông dụng. Xây dựng theo các chỉ tiêu về chất lượng và tính kịp thời để đánh giá hiệu quả của công tác dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế.

- Tăng cường chức năng giám sát, thanh tra để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời những trường hợp không chấp hành nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Đây là chức năng cơ bản của quản lý thuế và là công cụ quan trong để tăng cường

tính tuân thủ, răn đe, ngăn chặn tình trạng tránh và trốn thuế.

- Nguồn lực cơ quan thuế là có hạn, cán bộ thanh tra thuế phải tập trung vào đối tượng nộp thuế có khả năng lớn nhất về việc không tuân thủ thực hiện. Cơ quan thuế phải phân loại đối tượng nộp thuế các thông tin từ tờ khai thuế được phân tích trên máy tính, kết hợp với các thông tin trao đổi với cơ quan bên ngoài thông qua việc kết nối mạng.

- Đẩy mạnh tin học hóa các quy trình quản lý thuế: hiện đại hóa công tác quản lý thuế là nội dung trọng tâm của cải cách hành chính thuế. Áp dụng một hệ thống thuế được tin học hóa sẽ giúp ngành thuế giảm bớt gánh nặng công việc, hợp lý hóa các quy trình, thủ tục, đồng thời giúp cơ quan thuế tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực quan trong góp phần làm tăng tính hiệu quả quản lý thuế.

- Các thành tựu công nghệ thông tin cần được áp dụng vào quản lý thuế tại các chức năng: Đăng ký thuế; Xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế; Kiểm soát các đối tượng nộp thuế ngừng nộp tờ khai và nợ thuế; Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra; Cung cấp dịch vụ- hỗ trợ đối tượng nộp thuế; Phục vụ thông tin quản lý.

Một phần của tài liệu luận văn nâng cao vai trò nhà nước trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ở việt nam (lấy ví dụ ở tỉnh hải dương) (2) (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w