- Các chính sách về thuế chỉ được quy định và có giá trị pháp lý trong
3.2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong quản lý thuế.
phận chức năng trong quản lý thuế.
Chuyển đổi từng bước từ mô hình quản lý thuế theo chức năng sang mô hình quản lý thuế theo đối tượng kết hợp với quản lý thuế theo chức năng. Nâng cao chất lượng của từng chức năng quản lý thuế; tổng hợp, phân tích, đánh giá, xác định dấu hiệu rủi ro trong quản lý thuế nhằm xây dựng hệ thống dữ liệu để có cơ sở chỉ đạo. Hoàn thiện hệ thống qui trình nghiệp vụ quản lý thuế để việc thực hiện nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng của cơ quan thuế được rõ ràng, tránh chồng chéo, trùng lắp ..., đảm bảo mô hình tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng hoạt động thông suốt, hiệu quả và thống nhất.
Điều chỉnh dần cơ cấu cán bộ, công chức của từng bộ phận quản lý thuế, từng chức năng cho phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và thông lệ quốc tế: tăng cường lực lượng cán bộ có đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức cho những chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra, kiểm tra thuế (bao gồm cả thanh tra, kiểm tra NNT và kiểm tra giám sát nội bộ) đảm bảo tốt nhất công tác quản lý thuế theo chức năng, hạn chế những sai phạm sảy ra trong công tác quản lý thuế.
Cần xây dựng qui chế phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong quản lý thuế để khắc phục tình trạng chồng chéo, bất hợp lý. Trước mắt nên chuyển bộ phận "một cửa" nhận hồ sơ khai thuế từ Bộ phận hỗ trợ sang Bộ phận KK&KTT để giảm thiểu việc bàn giao nhận hồ sơ. Việc lưu giữ hồ sơ khai thuế nên chuyển sang bộ phận kiểm tra thuế. Công tác đôn đốc thu nợ nên chỉ
giao cho bộ phận thu nợ cho tập trung thống nhất. Về lâu dài cần xây dựng các ứng dụng tin học để hiện đại hoá công tác quản lý thuế ở tất cả các chức năng, đảm bảo cơ sở dữ liệu thống nhất, chính xác và có sự liên kết chặt chẽ giữa các ứng dụng.