THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
2.2. HIỆN TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
Quản lý nhà nước về thuế là một vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Bởi sự tồn tại, hoạt động của Nhà nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ ngân sách nhà nước. Kết quả của quá trình cải cách thuế lần thứ II, đến nay ta đã có được một chính sách thuế có tính pháp lý cao, bao gồm tương đối đầy đủ các loại thuế cơ bản và hệ thống cơ quan thuế thống nhất từ trung ương tới địa phương. Hệ thống thuế này đã đảm bảo được nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng được yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Hoạt động điều hành của Chính phủ, Bộ tài chính, Tổng cục thuế trong lĩnh vực thuế đã ngày càng sát với thực tế yêu cầu của nền kinh tế, kịp thời tháo gỡ được những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập mở cửa với kinh tế khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên qua quá trình thực thi quản lý nhà nước về kinh tế cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như việc hướng dẫn thi hành vẫn còn hạn chế, vướng mắc khó thực hiện, tạo những kẽ hở trong quản lý; trong tổ chức, bộ máy chưa phù hợp với yêu cầu của thực tế, quyền hạn của cơ quan thuế chưa
tương xứng với chức năng nhiệm vụ; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng nộp thuế còn nhiều hạn chế; khiếu kiện, khiếu nại về thuế còn chưa được giải quyết thoả đáng, kịp thời...Những hạn chế này cũng làm cho việc tuân thủ pháp luật về thuế chưa được nghiêm ngặt, tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế còn phổ biến và vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát huy tác dụng của các công cụ thuế trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Những hạn chế này ngày càng trở nên gay gắt khi các luật thuế khác tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới và trước những yêu cầu mới của mở cửa hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới
Có thế nói để khắc phục những hạn chế trên và tăng cường quản lý nhà nước về thuế thì việc ban hành luật Quản lý thuế là một bước đi thích hợp. Từ đây đảm bảo thực hiện các yêu cầu:
- Tăng cường quản lý nhà nước về thuế trên cơ sở đổi mới tư duy, nhận thức lấy mục tiêu hiệu quả là quan trọng hàng đầu trong quản lý
- Trong tổ chức quản lý thuế phải đảm bảo tăng cường tính tự giác tuân thủ luật thuế của đối tượng nộp thuế
- Đối tượng nộp thuế phải được cung cấp các dịch vụ thuận lợi nhất để hỗ trợ cho việc thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình
- Cơ quan thuế phải có đủ năng lực để đảm bảo phát hiện các sai phạm và đủ chế tài để buộc đối tượng nộp thuế phải tuân thủ nghiêm ngặt luật thuế
2.2.1. Hiện trạng vận dụng hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước về quản lý thuế.
Chính sách thuế là một trong những chính sách kinh tế xã hội rất quan trọng của Nhà nước ta. Trước hết, chính sách thuế là công cụ hiệu quả để Nhà nước điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết nhiều vấn
đề kinh tế xã hội của đất nước, để điều tiết một phần tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước và của xã hội. Nó còn góp phần bảo đảm công bằng xã hội và hội nhập quốc tế.
Gần hai chục năm qua (từ năm 1990 đến nay), hệ thống thuế ở Việt Nam đã qua 3 lần cải cách với mục tiêu là: (1) kích thích mọi thành phần kinh tế tăng cường đầu tư phát triển; (2) là nguồn thu cơ bản của NSNN; (3) góp phần thực hiện công bằng xã hội và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, (4) nâng cao tính pháp lý của thuế và làm cho thuế trở thành công cụ cơ bản của Nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Kết quả cải cách thuế: đã thiết lập và vận hành một hệ thống chính sách thuế với 9 sắc
thuế chủ yếu, áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế, Đó là :
- Bằng hình thức luật:
+ Thuế doanh thu (30/6/1990); nay là thuế GTGT ( 1/1/1999) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (30/6/1990)
+ Thuế lợi tức (30/6/1990); nay là thuế TNDN (1/1/1999) + Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (26/12/1991)
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp (10/3/1993) + Thuế chuyển quyền sử dụng đất (1/7/1994) - Bằng hình thức pháp lệnh:
+ Thuế tài nguyên (30/3/1990)
+ Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (27/12/1990) + Thuế nhà đất (31/7/1992)
- Một số loại thuế mang tính chất lệ phí như: Thuế môn bài, thuế sát sinh; một số loại phí, lệ phí như lệ phí trước bạ, chứng thư, lệ phí giao thông, lệ phí bay qua bầu trời..., và một số loại phí, lệ phí khác. Chính sách thuế đã góp phần thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.
Chính sách thuế đối với các doanh nghiệp ở nước ta được chia thành hai giai đoạn:
- Chính sách thuế giai đoạn 1990-1995 (cải cách thuế bước một)
Đặc điểm nổi bật của chính sách thuế giai đoạn này là lần đầu tiên Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống thuế khá đầy đủ, được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế.
Nét đặc trưng của chính sách thuế giai đoạn này là đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa thông qua việc ưu đãi hoặc miễn giảm thuế cho các ngành cần khuyến khích phát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, các ngành dịch vụ (du lịch, bảo hiểm, hàng không...), đánh thuế cao đối với hàng hoá nhập khẩu trong nước đã sản xuất được để bảo hộ sản xuất trong nước; thực hiện ưu đãi thuế để thu hút và khuyến khích đầu tư nước ngoài.
- Chính sách thuế giai đoạn từ 1995 đến nay (cải cách thuế bước hai và bước ba):
Kể từ ngày 01/01/1999, thực hiện chương trình cải cách thuế bước 2, Quốc hội đã ban hành Luật thuế giá trị gia tăng để thay thế cho Luật thuế doanh thu; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để thay thế cho Luật thuế lợi tức; Đồng thời sửa đổi, bổ sung các Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo sự đồng bộ của chính sách thuế, làm cho hệ thống thuế trở thành công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thực hiện khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, tránh tụt hậu về kinh tế.
cách thuế bước ba) là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý thuế, thực hiện chấp hành pháp luật chính sách thuế. Luật quản lý thuế đồng bộ hệ thống các Luật thuế với hệ thống Pháp luật hiện hành trong đời sống xã hội. Kế thừa và phát huy những công cụ quản lý thuế hiệu quả, khắc phục các công cụ kém hiệu quả, và đưa thêm một số nội dung phục vụ công tác quản lý thuế hiện đại theo cơ chế tự khai, tự nộp. Một số quy định mới đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế của đất nước.
Hệ thống chính sách pháp luật về thuế được sửa đổi bổ sung và xây dựng mới như luật thuế GTGT, luật thuế TNDN, luật thuế thu nhập cá nhân…. Theo xu hướng cải cách cụ thể sau:
Thứ nhất: Chính sách thuế thực hiện cắt giảm thuế suất nhưng phải
đảm bảo nguồn thu cho NSNN, như Luật thuế TNDN đã được cắt giảm từ 32%, xuống 28%, và đến nay mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%.
Thứ hai: Mở rộng hơn về cơ sở tính thuế và xoá bỏ dần sự phân biệt
thuế suất đối với các loại thu nhập. Nó thể hiện rõ trong việc thuế Lợi tức đánh theo các mức khác nhau trên lợi nhuận tuỳ theo phân ngành kinh tế quốc dân theo cơ chế kế hoạch hoá ví như doanh nghiệp chịu thuế suất 30% nếu chỉ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng, xây dựng, chịu thuế suất 50% nếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dich vụ. Còn thuế suất thuế thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng 1 mức đánh trên thu nhập không phân biệt ngành nghề kinh doanh, trừ khai thác và thăm dò dầu khí do Chính phủ qui định.
Thứ ba: Các sắc thuế luôn được cải cách theo hướng mang lại hiệu quả
cao nhất, đảm bảo công bằng nhất, rõ rang minh bạch và đơn giản nhất, nhưng cũng thể hiện tính linh hoạt, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN ở Việt nam. Điều này được thể hiện thông qua việc xây dựng mức thuế suất thuế GTGT có xu hướng đưa về một mức thuế 10%, như mở rộng diện thuế suất 0%, bỏ thuế suất 20%; giảm thuế suất
chuyển quyền sử dụng đất; xóa bỏ và giảm mức thu nhiều loại phí, lệ phí…