thừa, sự tuần tự đồng thời tạo ra sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội
Phát triển công nghệ nhiều tầng, nhiều trình độ là kinh nghiệm của đa số các nớc đang phát triển trên thế giới hiện nay. Cách lựa chọn này đã giúp cho các nớc đó vừa tận dụng đợc các công nghệ truyền thống, ít phải đầu t tốn kém mà lại tạo ra đợc nhiều việc làm cho xã hội, vừa giúp cho họ có điều kiện để tập trung đầu t “đi tắt, đón đầu” vào những công nghệ mới nhằm rút ngắn khoảng cách lạc hậu về khoa học - công nghệ so với các nớc phát triển.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội hiện nay, việc kết hợp giữa phát triển công nghệ nhiều tầng, nhiều trình độ với lựa chọn những công nghệ mũi nhọn còn do chính đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực nông nghiệp nông thôn Hà Nội quy định. Trong đó quan trọng nhất là do nguồn vốn đầu t cho khoa học - công nghệ nông nghiệp, nông thôn của Thành phố còn hạn hẹp nên không thể đầu t một cách dàn trải, cào bằng cho tất cả các lĩnh vực khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; số, chất lợng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nguồn lực lao động ở nông thôn Hà Nội vừa thấp vừa không đồng đều nên cũng không thể tiếp cận và làm chủ ngay với những công nghệ tiên tiến hiện đại. Nh vậy, phát triển công nghệ nhiều tầng, nhiều trình độ chính là hớng đi đúng trong chiến lợc phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay. Điều đó có tác dụng giải quyết đợc nhiều vấn đề cùng một lúc nh: thu hút đợc mọi lực lợng lao động ở nông thôn với những trình độ, tay nghề khác nhau vào nông nghiệp, trên cơ sở đó tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Đối với ngời nông dân, việc làm này giúp họ có khả năng làm quen và thích ứng dần với các loại công nghệ có trình độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, làm cho họ nâng cao đợc ý thức và rèn luyện thói quen ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống. Đồng thời, việc phát triển công nghệ nhiều tầng, nhiều trình độ sẽ hạn chế đợc khả năng rủi ro trong sản xuất so với việc áp dụng những công nghệ mới, hiện đại; cho phép khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực hiện có cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phơng.
Để thực hiện đợc sự kết hợp này cần tiến hành những biện pháp sau đây:
Một là, nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ cổ truyền để đáp ứng yêu
cầu của sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.
Hiện đại hóa công nghệ cổ truyền là nhiệm vụ chủ yếu của các địa ph- ơng, đợc tiến hành trên cơ sở có sự chỉ đạo, quy hoạch thống nhất của Thành
phố. Những công nghệ cổ truyền cần nhanh chóng hiện đại hóa gồm: công nghệ trồng lúa nớc, trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và công nghệ chế biến nông sản. Do đất sản xuất nông nghiệp của Hà Nội rất đa dạng về chủng loại và gồm đủ các loại địa hình nên đã tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, việc hiện đại hóa công nghệ cổ truyền phải hớng vào việc khai thác, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng loại sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trờng.
Ngoài những công nghệ nêu trên, hiện đại hóa công nghệ của các làng nghề truyền thống cũng là một vấn đề cấp thiết. Hà Nội có thế mạnh về các nghề tiểu, thủ công: gốm sứ, vật liệu xây dựng, dệt, may, da, giày, đồ gỗ, đan song - tre - mây, mỹ nghệ v.v…Các ngành cổ truyền này đang ngày càng bị đe dọa vì phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Muốn ổn định kinh tế, bảo đảm việc làm và thu nhập cho đa số nông dân ở các làng nghề, phải nhanh chóng hiện đại hóa các ngành nghề cổ truyền bằng cách ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào phát triển sản xuất các ngành nghề đó. Có nh vậy thì mới có thể giữ vững đợc thơng hiệu và tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở thị trờng trong nớc và vơn ra thị trờng thế giới. Việc hiện đại hóa công nghệ ở các làng nghề của Hà Nội đợc tiến hành bằng nhiều cách, trong đó có một cách vừa đơn giản, nhanh và ít tốn kém đó là Hà Nội nên tham khảo, học tập kinh nghiệm ở một số địa phơng có những nghề tơng đồng và phát triển mạnh nh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam…
Hai là, lựa chọn công nghệ mũi nhọn, quyết định đến chất lợng phát triển
của nông nghiệp, nông thôn để làm khâu đột phá.
Hiện nay, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở các nớc có nền nông nghiệp phát triển, lĩnh vực công nghệ đợc u tiên hàng đầu đó là công nghệ sinh học; các công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch; công nghệ xử lý ô nhiễm môi trờng nông nghiệp, nông thôn…Nhờ phát triển mạnh những lĩnh vực công nghệ này nên năng suất, chất lợng và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp của các nớc đó tăng lên rõ rệt.
Nhận thức sâu sắc vai trò của các loại công nghệ nói trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ ra: “Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; u tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lợng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác” [16, tr.115]. Báo
cáo chính trị tai Đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng Bộ Thành phố Hà Nội cũng đã khẳng định: “Quan tâm phát triển nông nghiệp theo hớng hiện đại, sản xuất hàng hóa sử dụng kỹ thuật cao, có năng suất, chất lợng cao gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, môi trờng bền vững…Tập trung đầu t, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông dân”[21, tr.84-85].
Tuy nhiên, các lĩnh vực khoa học - công nghệ nêu trên đòi hỏi phải có sự đầu t lớn cả về tiền của, thời gian và công sức, nên đây cũng chính là những lĩnh vực còn yếu kém của khu vực nông nghiệp, nông thôn ở nớc ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Vì vậy, thời gian tới, Hà Nội cần xây dựng chiến lợc đầu t phát triển một cách bài bản đối với các lĩnh vực công nghệ này, cụ thể:
Đối với công nghệ sinh học: Công nghệ sinh học là một tập hợp các ngành khoa học: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học và công nghệ học nhằm tạo ra các công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật. Đó là những công nghệ sử dụng các cơ thể sống hoặc các phần cơ thể tế bào để tạo ra hoặc thay đổi các sản phẩm nhằm cải tiến cây trồng và vật nuôi hoặc phát triển các vi sinh vật trong các ứng dụng đặc hiệu. Công nghệ sinh học đang đợc các nớc trên thế giới phát triển rất mạnh mẽ và đã đem lại những thành tựu rất to lớn. Chẳng hạn, tại Trung Quốc, trồng cây biến đổi gene đã đợc cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô và gạo. Hơn 7 triệu nông dân đã tiến hành trồng 3,7 triệu ha bông biến đổi gene thu lợi 859 triệu USD năm 2010. Tổng số cho đến nay, nông dân tại quốc gia này đã thu lợi đợc 7,6 tỷ USD trong các năm từ 1998 đến 2010 từ cây công nghệ sinh học. Trung quốc hiện đã có những giống lúa lai cho sản lợng tới 15 tấn/ha/vụ (gấp 1,5 lần so với những giống lúa có năng suất cao nhất của Việt Nam); có những giống ếch mỗi năm đẻ trứng 8 lần, mỗi lần có thể sinh ra tới 40-60 nghìn trứng. Brazin cũng là một quốc gia hàng đầu về phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp. từ năm 2005 đến 2010 tổng số lợi nhuận thu đợc từ cây công nghệ sinh học của nông dân nớc này là 2,8 tỷ USD. Argentina có có diện tích trồng cây công nghệ sinh học đứng thứ ba trên thế giới, tạo ra 200 nghìn việc làm và thu lợi hơn 1,2 tỷ trong năm 2011 từ đậu tơng, ngô và bông. Tổng kết từ 1996 - 2010 quốc gia này thu lợi 9,5 tỷ USD. Nh vậy, lợi ích mà công nghệ sinh học mang lại là rất lớn. Phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, nông thôn đang mở ra hớng sản xuất mới cho nông dân đó là phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững. Đây cũng chính là chìa khóa để giải bài toán “an ninh lơng
thực” cho tất cả các quốc gia.
Trong thời gian tới, đòi hỏi Hà Nội phải ứng dụng công nghệ sinh học ở tầm rộng hơn và cao hơn, không chỉ dừng lại ở các khu nông nghiệp công nghệ cao mà phải ở quy mô toàn bộ khu vực nông nghiệp, nông thôn. Công nghệ sinh học (chủ yếu là công nghệ tế bào, nuôi cấy mô và công nghệ di truyền) phải hớng vào những mục tiêu kinh tế - xã hội cơ bản nh: phát triển toàn diện gắn với dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo h- ớng sản xuất hàng hóa lớn để bảo đảm an toàn lơng thực, tăng xuất khẩu và bảo vệ môi trờng. Định hớng vào các mũi nhọn: cải tạo và phục tráng lại toàn bộ các loại cây, con chủ yếu với khẩu hiệu “cây ra cây, con ra con”, chú trọng công nghệ lúa lai, hớng tới một nền nông nghiệp sinh thái. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ ghép gien tái tổ hợp, công nghệ vi sinh v.v…trong việc chế tạo các loại thuốc vắcxin cho bảo vệ sức khỏe của ngời, chế tạo vắcxin cho vật nuôi, thuốc trừ sâu vi sinh và phân bón vi sinh phục vụ nền nông nghiệp sinh thái, bền vững và bảo vệ môi trờng.
Để thực hiện đợc mục tiêu trên, trớc mắt Thành phố cần phải gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ chuyên ngành công nghệ sinh học. Phối kết hợp chặt chẽ với các trờng đại học lớn của cả nớc để “đặt hàng” đào tạo cán bộ khoa học - công nghệ chuyên ngành công nghệ sinh học; đồng thời có cơ chế, chính sách u tiên về lơng bổng, các điều kiện làm việc nhằm thu hút sinh viên vào lĩnh vực công nghệ sinh học, và thu hút nhân tài công nghệ sinh học đã đợc đào tạo nhng do cha có điều kiện để phát huy tài năng nên hiện đang còn nằm tản mạn ở các ngành kinh tế khác. Thành phố cần giao trách nhiệm cụ thể về từng vấn đề u tiên trong công nghệ sinh học cho từng đơn vị nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành trong một thời hạn nhất định. Khuyến khích đối với các nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ sinh học bằng cách áp dụng chế độ cho vay kinh phí với mức lãi suất thấp. Đồng thời có cơ chế, chính sách để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho những công trình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sinh học vào nông nghiệp, nông thôn của Thành phố.
Đối với công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản.
Đây là lĩnh vực còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém của khu vực nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội. Tình trạng thiếu công nghệ, công nghệ lạc hậu và không đồng bộ đã làm cho thời gian thu hoạch bị kéo dài, chất lợng chế biến, bảo quản các nông sản thấp, mẫu mã nghèo nàn và không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ quả của những yếu kém đó là sức cạnh tranh của nông sản
hàng hóa của Hà Nội thấp, thậm chí bị đánh bại ngay trên “sân nhà” trớc những nông sản ngoại nhập. Vì vậy, phát triển mạnh công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản hàng hóa ở Hà Nội hiện nay là một trọng điểm cần tập trung đầu t.
Để phát triển công nghệ sau thu hoạch, trớc hết Thành phố cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp làm đầu tầu kéo nông nghiệp đi lên. Hiện nay, ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp của Thành phố vẫn còn rất nhiều hạn chế, cha cung cấp đủ máy móc, thiết bị, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y cho nông nghiệp với nhu cầu ngày càng cao. Nguyên nhân là do lĩnh vực công nghệ này đòi hỏi phải đầu t kinh phí lớn, nhng lợi nhuận lại thấp và tính rủi ro cao nên các doanh nghiệp không muốn đầu t. Vì vậy, trong thời gian tới Thành phố cần có cơ chế, chính sách để vừa khuyến khích vừa ràng buộc trách nhiệm ngành công nghiệp trong việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, phải xác định đúng đắn tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch đối với việc giảm thiểu thất thoát trong thu hoạch, nâng cao chất lợng sản phẩm và bảo vệ môi trờng để từ đó xác định phơng án đầu t cho thỏa đáng. Xác định đúng và trúng khâu yếu nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Thành phố (khâu phơi sấy, chế biến, bảo quản, đóng gói, vận chuyển) để lựa chọn phát triển công nghệ sau thu hoạch phù hợp. Đồng thời cần liên kết chặt chẽ và học tập kinh nghiệm của các địa phơng khác trong cả nớc, nhất là các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có tốc độ phát triển công nghệ sau thu hoạch nhanh nhất cả nớc để tìm ra lời giải cho công nghệ sau thu hoạch của nông nghiệp Hà Nội.
Đối với công nghệ xử lý ô nhiễm môi trờng nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, Hà Nội còn quá ít công nghệ nhằm tận dụng các loại phế thải của nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) hoặc có nhng quy mô còn nhỏ cha phổ biến và ứng dụng rộng rãi. Vì vậy, các phế thải của nông nghiệp ở Hà Nội chủ yếu đợc nông dân xử lý một cách thủ công. Vào những ngày mùa, tình trạng nông dân đốt rơm, rạ và các phế thải của nông nghiệp diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn của Hà Nội, gây khói bụi và ô nhiễm môi trờng nghiêm trọng; đờng giao thông ở nông thôn, thậm chí cả quốc lộ đều trở thành sân phơi, và là nơi diễn ra các hoạt động thu hoạch của nông dân gây cản trở và gia tăng các vụ tai nạn giao thông. Các khu chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm cũng cha có các công nghệ xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn. Theo số liệu thống kê năm 2011 của Phòng Cảnh sát môi trờng (Công an Thành phố) cho thấy gần 100% n- ớc thải sinh hoạt và sản xuất ở nông thôn đều xả thẳng ra ao hồ mà không qua xử lý. Đa số các khu, cụm công nghiệp nằm trên địa bàn nông thôn cha có trạm xử
lý nớc thải, hoặc có nhng hoạt động không hiệu quả. Hầu hết các bệnh viện cũng cha xử lý nớc thải. Rác thải sinh hoạt ở nông thôn, nhất là khu vực phía tây của thành phố đang là vấn đề bức xúc. Nhiều địa phơng còn cha thu gom rác thải nông thôn mà đổ thành bãi lộ thiên, hoặc tận dụng ao, hồ làm nơi chứa rác gây ô