Hạn chế, nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển khoa học công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp,

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KHOA học CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ở hà nội (Trang 27 - 37)

triển khoa học - công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội

* Hạn chế:

Một là, số lợng các công trình nghiên cứu đợc ứng dụng vào thực tiễn còn

thấp, quy mô nhỏ.

Việc ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn ở Hà Nội giai đoạn 2006 - 2011 đạt 70 % xét trên ý nghĩa tác dụng tổng thể (cung cấp nhận thức, luận cứ khoa học...). Nếu xét theo góc độ trực tiếp áp dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế thì chỉ đạt khoảng từ 30%. Nh vậy, còn khoảng 70% các nghiên cứu khoa học mới chỉ dừng lại trên giấy tờ mà cha đợc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhiều công trình nghiên cứu không có tính khả thi, hoặc các sản phẩm công nghệ không phù hợp (tình trạng này cũng diễn ra ở tầm quốc gia). Thực tế cho thấy, nhiều loại máy móc phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nông nghiệp, nông thôn lại do nông dân tự chế tạo nh: máy tách hạt ngô, hạt đậu, hạt lạc; máy gặt ruộng lúa đổ…trong khi đó các nhà khoa học, viện chế tạo máy lại nghiên cứu và sản xuất các loại khác.

Các nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội hiện nay còn ở quy mô nhỏ, khoảng 90% là quy mô hộ gia đình và các trang trại sử dụng ít lao động. Đây là trở ngại lớn trong việc phát triển nền nông nghiệp theo hớng sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại. Đối với mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hiện tại toàn Thành phố mới có 2 mô hình với 22,5 ha (chỉ bằng 1/5 diện tích so với một mô hình nông nghiệp công nghệ cao cấp Thành phố của Trung quốc) nên sản phẩm ít, cha thể gọi các mô hình đó là sản xuất hàng hóa quy mô lớn, mà mới chỉ là mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tham quan, nghiên cứu học tập. Cha thể đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế của các mô hình này.

Nội nhìn chung còn thấp.

Hiện nay, tính trung bình hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ, ở khu vực mới mở rộng, có nơi lạc hậu từ 4 - 5 thế hệ (khoảng từ 70 - 100 năm) so với thế giới và đợc hình thành chắp vá từ nhiều nguồn. Trình độ công nghệ lạc hậu biểu hiện:

Trình độ cơ giới hóa trong nông nghiệp còn thấp. Hầu hết các công nghệ ở Hà Nội mới chỉ tập trung vào khâu làm đất (đạt khoảng 80%), các khâu khác cha đợc quan tâm đúng mức nên trình độ công nghệ còn rất lạc hậu, chủ yếu vẫn dùng sức ngời, lao động thủ công, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội cơ bản có nguồn gốc từ Trung Quốc, Đài loan, Nhật Bản tới 80%, năng lực ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp của Thành phố chỉ đáp ứng đợc khoảng 20% nhu cầu của thị trờng.

Hàm lợng khoa học - công nghệ trong cơ cấu giá trị của nông sản hàng hóa ở mức rất thấp chỉ chiếm từ 15 - 20% tùy từng lĩnh vực, cao nhất là chăn nuôi cũng không vợt quá 25%. Trong khi đó ở Thái Lan là 35%; Phi Lip Pin 41%; Indonesia 43%; các nớc có nền nông nghiệp phát triển nh Mỹ, Canada, Phần Lan tỷ lệ này là trên 50%. Chính điều này làm cho chất lợng sản phẩm thấp, giá thành cao hơn từ 20 - 30 % so với nông sản cùng loại của một số nớc trong khu vực [26,tr.18].

Mức độ đầu t công nghệ sinh học vào nông nghiệp ở Hà Nội cha đáp ứng đ- ợc yêu cầu của sản xuất, nhất là từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Việc ứng dụng công nghệ sinh học chủ yếu tập trung ở một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao và các trang trại. ở các địa phơng thuộc khu vực mới mở rộng, nông dân vẫn canh tác theo lối truyền thống, vẫn phải “trông trời, trông đất, trông mây” nên năng suất lao động trong nông nghiệp rất thấp, chỉ đạt 30 - 40% mức trung bình của thế giới, 1 lao động nông nghiệp ở Hà Nội chỉ nuôi đợc từ 3 - 5 ngời, trong khi đó ở các nớc phát triển là 20 - 30 ngời.

Trình độ công nghệ sau thu hoạch lạc hậu. Phần lớn các thiết bị cách đây từ 15 - 20 năm, nhiều cơ sở chế biến có thiết bị cách đây 30 - 40 năm làm cho chất lợng chế biến, bảo quản thấp, mẫu mã nghèo nàn, giá thành cao khó cạnh tranh với nông sản hàng hóa của nớc ngoài, thậm chí ngay ở thị trờng trong n- ớc. Đặc biệt là gây ra tình trạng ô nhiễm môi trờng nghiêm trọng và không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiệu quả sử dụng thiết bị và công nghệ rất thấp. Trong mùa vụ cũng chỉ khoảng 80% tổng số thiết bị đợc sử dụng với công suất đạt 30 - 40% công

suất thiết kế. Lúc nông nhàn, các thiết bị công nghệ gần nh không phát huy tác dụng.

Ba là, nguồn nhân lực khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông

thôn còn mỏng và cha mạnh.

Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng số cán bộ làm công tác quản lý khoa học - công nghệ nông nghiệp ở Hà Nội là 55 ngời. So với biên chế, hiện tại lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội đang thiếu từ 30 - 35% số cán bộ làm công tác quản lý khoa học - công nghệ. Đặc biệt, cấp xã, phờng - cấp trực tiếp tiến hành các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ cho nông dân, đến nay vẫn cha có cán bộ chuyên trách về khoa học - công nghệ. Ngay ở các khu nông nghiệp công nghệ cao, nơi đợc sự quan tâm đầu t lớn của Thành phố hiện vẫn còn thiếu đội ngũ kỹ s có trình độ cao từ 40 - 50%. Đa số cán bộ khoa học - công nghệ và ngời lao động làm việc tại đây mới chỉ đợc đào tạo nhanh, tập huấn ngắn ngày, cha đợc đào tạo cơ bản. Vì vậy, họ cha có đủ năng lực và trình độ để khai thác, sử dụng và bảo quản các thiết bị và điều khiển công nghệ theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở Hà nội đang có tình trạng “lão hóa” cả về tuổi tác và tri thức. Độ tuổi trung bình của cán bộ khoa học - công nghệ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội quá cao, nhất là số cán bộ có trình độ trên đại học. Theo thống kê hiện có 63% tiến sĩ, trên 30% thạc sĩ, trên 20% đại học có tuổi đời trên 55, trong khi đó tuổi trung bình mà các viện nghiên cứu cần là 40 - 46.

Tình trạng “chảy máu chất xám” trong các cơ quan khoa học - công nghệ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội có xu hớng gia tăng. Số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, từ 2005 - 2011 đã có 15% số cán bộ khoa học - công nghệ nông nghiệp, nông thôn chuyển ngành, trong đó số cán bộ trẻ, có tuổi đời dới 40 chiếm 10%; số cán bộ hiện đang công tác trong ngành cũng cha thực sự gắn bó, yêu ngành, yêu nghề. Vì vậy, tình trạng làm việc kiểu “chân ngoài dài hơn chân trong” diễn ra khá phổ biến ở các viện, các trung tâm nghiên cứu.

Bốn là, hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ phục vụ

nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế.

Hiện nay có đến 2/3 các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội nằm trong tình trạng các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu vừa thiếu vừa cũ và không đồng bộ; 70% trang thiết bị phục vụ nghiên cứu thuộc thế hệ công nghệ của những năm 60 -70 thế kỷ XX.

Điều kiện làm việc của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học còn rất khó khăn đã hạn chế khả năng nghiên cứu của đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ. Mặc dù Thành phố đã phát triển hai khu nông nghiệp công nghệ cao tơng đối hiện đại, tuy nhiên do hạn chế về kinh phí nên hệ thống trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất ở đây cũng cha đợc đầu t đồng bộ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế của nớc chuyển giao (Israel) nên đối tợng cây trồng vẫn chịu tác động bởi các điều kiện thời tiết, điều đó đã ảnh hởng lớn đến kết quả nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Đồng thời, những năm qua, ở các cơ sở nghiên cứu vẫn cha khắc phục đợc tình trạng phát triển không cân đối giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, quá đề cao nghiên cứu cơ bản dẫn đến cán bộ khoa học - công nghệ giỏi về lý thuyết nhng lại yếu về năng lực thực hành. Trong khi đó, nông nghiệp, nông thôn lại rất cần những nghiên cứu ứng dụng.

Năm là, khoa học - công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới còn nhiều

hạn chế, cha đáp ứng đợc nhu cầu thiết yếu của nông nghiệp, nông thôn.

Khoa học - công nghệ phục vụ thủy lợi: Hiện nay, hệ thống thủy lợi của Hà Nội đã xuống cấp, không thể đáp ứng nhu cầu cấp, thoát nớc cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Đa số các trạm bơm, công trình cấp thoát nớc trên địa bàn nông thôn Hà Nội đợc xây dựng cách đây từ 30 - 40 năm, với công nghệ của Liên Xô (cũ) nên mức tiêu tốn điện năng lớn gấp từ 1 - 1,5 lần so với công nghệ hiện đại.

Khoa học - công nghệ phục vụ giao thông nông thôn: Khoa học - công nghệ phục vụ giao thông nông thôn ở Hà Nội có khoảng cách rất xa so với khoa học - công nghệ phục vụ giao thông đô thị. Nếu nh ở đô thị, việc xây dựng các công trình giao thông đợc áp dụng chủ yếu bởi các công nghệ tiến, hiện đại của nớc ngoài thì tình trạng đó hoàn toàn ngợc lại ở nông thôn. Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải, có đến 90% các kỹ thuật, công nghệ đợc sử dụng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn ở Hà Nội đều thuộc thế hệ máy móc của những năm 70 thế kỷ XX. Việc thi công, xây dựng các công trình giao thông nông thôn chủ yếu vẫn sử dụng sức ngời, kỹ thuật thủ công là chính làm cho tiến độ chậm, giá thành tăng, chất lợng các công trình không bảo đảm. Tổng chiều dài hệ thống giao thông nông thôn của Hà Nội là 12.946,5 km, đến nay, vẫn còn lại 4.903,4 km bằng 37,87% đờng đất và đờng cấp phối cha đợc cứng hóa.

Khoa học - công nghệ phục vụ điện lực: ở nông thôn Hà Nội, nhất là khu vực mới mở rộng địa giới, điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất đang là vấn đề bức xúc. Hầu hết các trạm biến áp ở nông thôn đều không đợc quy hoạch bài

bản, sử dụng công nghệ lạc hậu. Tình trạng thiếu đồng bộ, cũ nát và quá tải của hệ thống lới điện hạ áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổn thất điện năng ở nông thôn Hà Nội rất cao, hầu hết đều trên 30%, có nơi tới 40%. Vào giờ cao điểm hoặc khi có ma, giông thì tình trạng cắt điện không đợc thông báo trớc vẫn thờng xuyên xảy ra làm ảnh hởng lớn đến sản xuất và đời sống của ngời dân nông thôn.

Khoa học - công nghệ phục vụ y tế: Hầu hết các trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh ban đầu ở nông thôn Hà Nội cha đợc quan tâm đầu t đúng mức về khoa học - công nghệ. Cơ sở vật chất thiếu thốn, máy móc lạc hậu, xuống cấp và những điều kiện bảo đảm cho công tác nghiên cứu, khám chữa bệnh không đáp ứng đợc nhu cầu của ngời dân nông thôn. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế, có tới 40 - 45% ngời dân nông thôn khám, chữa bệnh vợt tuyến, tình trạng đó làm cho hiện tợng quá tải ở các bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh tuyến trên của Hà Nội ngày một thêm gay gắt.

Khoa học - công nghệ phục vụ giáo dục - đào tạo: Đa số các trờng tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn Hà Nội đều thiếu phơng tiện dạy học hiện đại, hoặc có nhng không đồng bộ, thiếu đội ngũ giáo viên biết cách khai thác sử dụng. Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ có 11% giáo viên tiểu học và 23% giáo viên trung học cơ sở là có sử dụng phơng tiện dạy học hiện đại. Vì vậy, “dạy chay, học chay” theo kiểu “Thầy đọc, trò ghi - nặng về trí nhớ, nhẹ về t duy” vẫn là phơng pháp sử dụng phổ biến của giáo viên và học sinh ở nông thôn Hà Nội.

Khoa học - công nghệ phục vụ xử lý ô nhiễm môi trờng nông nghiệp, nông thôn Hà Nội hiện nay còn nhiều hạn chế. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát môi trờng (Công an Thành phố) năm 2011 cho thấy: 70% các làng nghề ở Hà Nội có mức độ ô nhiễm nguồn nớc vợt quá mức cho phép từ 7 - 10 lần. 90% các khu chế biến sản phẩm nông nghiệp, nhất là các khu giết mổ gia súc, gia cầm đều cha có hệ thống xử lý nớc thải theo quy định. Trên 95% rác thải ở nông thôn Hà Nội vẫn đang đợc xử lý thủ công theo kiểu chôn vùi hoặc đốt làm cho tình trạng ô nhiễm môi trờng ở nông thôn ngày một tăng.

* Nguyên nhân:

Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế nh trên là do một số nguyên nhân sau:

Một là, nhận thức về vai trò động lực của khoa học - công nghệ trong quá

trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của các cấp, các ngành và ngời dân nông thôn ở Hà Nội cha thật đầy đủ.

Trên thực tế, nông nghiệp, nông thôn vẫn là lĩnh vực lạc hậu hơn nhiều so với các lĩnh vực khác. Hoạt động khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn cha nhận đợc sự quan tâm đúng mức của các địa phơng và ngời dân nông thôn với t cách là ngời “đặt hàng” để xác định các vấn đề nghiên cứu. Đa số các đề tài, dự án đều do các cơ quan quản lý ngành của Thành phố đề xuất, nên xảy ra tình trạng các nghiên cứu đều “đúng” nhng lại không “trúng”, không sát với những đòi hỏi của thực tiễn, dẫn đến tỷ lệ các công trình nghiên cứu khoa học đợc ứng dụng vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội thấp.

Hai là, cơ chế, chính sách đối với hoạt động khoa học - công nghệ phục vụ

nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội còn nhiều hạn chế.

Đến nay vẫn cha có một hệ thống cơ chế, chính sách mang tính đồng bộ để tạo ra “sức hút” mạnh mẽ và khuyến khích mọi lực lợng tham gia phát triển khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn của Thành phố, nhất là đội ngũ các nhà khoa học. Tình trạng thiếu linh hoạt và chậm đổi mới của cơ chế, chính sách đợc biểu hiện:

Cơ chế cha đủ mạnh để thúc đẩy các địa phơng, các hộ gia đình đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đến nay, hầu hết các ứng dụng khoa học - công nghệ vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các địa phơng của Hà Nội đều do

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN KHOA học CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ở hà nội (Trang 27 - 37)