Giới thiệu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín Chi nhánh Thủ Đức (Trang 33 - 73)

nhánh Thủ Đức

a) Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Sacombank Thủ Đức thành lập theo quyết định chuyển giao hoạt động và giải thể phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Sài Gòn cho chi nhánh Thủ Đức số 669/2006/QĐ-HĐQT ngày 09/11/2006.

b) Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Phòng kinh doanh

 Bộ phận kinh doanh ngoại hối

- Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, tu chỉnh, thanh toán, thông báo L/C và trong thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế khác.

- Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.

25 - Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu khách hàng theo quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và thực hiện chuyển tiền phi mậu dịch ra nước ngoài.

- Quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định. Quản lý tín dụng

 Chuyên viên khách hàng

- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu.

- Hướng dẫn khách hàng về tất cả vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh.

- Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.

- Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của ngân hàng đến khách hàng.

- Thực hiện các thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.

- Lập chứng thư bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa. - Kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay. - Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.

- Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn theo phạm vi trách nhiệm theo quy định của ngân hàng.

- Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.

 Chuyên viên kiểm soát tín dụng

- Kiểm tra các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân. - Sau khi kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ và tiến hành lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng.

- Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố, thế chấp. - Quản lý danh mục thu nợ và tình hình thu hồi nợ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc.

 Chuyên viên xử lý nợ

- Tham gia và việc thiết lập hồ sơ pháp lý.

- Thực hiện công chứng giấy tờ thế chấp và giải quyết tranh chấp hồ sơ khi phát sinh nợ xấu.

- Tư vấn pháp lý cho khách hàng và chuyên viên tín dụng.

26 - Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị thuộc chi nhánh, bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo đúng quy định.

- Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác.

- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn chi nhánh.

- Quản lý chi nhánh điều hành, quản lý thanh khoản và quản lý kho quỹ.

Phòng quản lý rủi ro

- Giúp Ban giám đốc Chi nhánh thực hiện Quản lý rủi ro, thực hiện các báo cáo liên quan đến Quản lý rủi ro…

- Triển khai hoạt động Quản lý rủi ro tại Chi nhánh dưới sự hướng dẫn, giám sát của Phòng Quản lý rủi ro Trụ sở chính.

c) Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Sacombank chi nhánh Thủ Đức hoạt động chịu sự tác động của Hội sở, Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ phổ biến và có mối quan hệ chặt chẽ với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống. Các chi nhánh có thể thu hộ lẫn nhau thông qua Hội sở làm trung gian. Một số hoạt động chủ yếu:

Huy động vốn: Huy động ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi, tiền ký quỹ, nhận vốn từ các tổ chức tín dụng khác.

Hoạt động tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn theo các mục đích khác nhau: sản xuất tiêu dùng, tiêu dùng phục vụ đời sống, làm dự án, bất động sản, cho vay cầm cố chứng khoán, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh cho vay.

Mua bán vàng và thu đổi ngoại tệ: chi nhánh được mua bán vàng và ngoại tệ nhưng phải thông qua Hội sở.

Các hoạt động khác:

- Thanh toán quốc tế (phát hành L/C, nhờ thu kèm chứng từ (D/P, D/A), chiết khấu bộ chứng từ, dịch vụ kiều hối, chuyển tiền nhanh)

- Thanh toán trong nước (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thu hộ, phát hành thẻ, chuyển tiền trong nước)

- Dịch vụ ngân quỹ (thu đổi tiền cho khách hàng tại các quầy giao dịch, chi hộ lương thông qua tài khoản cho doanh nghiệp có nhu cầu)

Bảng 3.4 Tình hình Chỉ tiêu Tổng doanh thu Trong đó thu t Tổng chi phí Lợi nhuận Biểu đồ 3.1Lợ Gòn Th 3.2 3.2. THỰC TR HÀNG TMCP SÀI GÒN TH THỦ ĐỨC 3.2.1 Các loại th Có rất nhiều cách đ phân loại thực tế nhất và đư tài chính. Áp dụng cách phân lo – Chi nhánh Thủ Đức, có 3 lo thanh toán) và thẻ tín dụng. Thẻ trả trư - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000

ình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đo

2010 2011 2012

44.892 58.103 78.021

Trong đó thu từ lãi 30.077 37.766 52.390

19.254 26.358 28.497 20.758 25.638 49.524

(Nguồn: Phòng Kế toán – Qu

ợi nhuận hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thủ Đức giai đo

(Nguồn: Phòng Kế toán – Qu C TRẠNG KINH DOANH THẺ CỦ

HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH i thẻ đang được phát hành

u cách để phân loại thẻ được phát hành tại ngân hàng, nhưng cách t và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là phân lo

ng cách phân loại này đối với Ngân hàng TMCP Sài c, có 3 loại thẻ đang được phát hành: thẻ trả trư

ng. trước 2010 2011 2012 2013 20,758 25,638 49,534 84,690 27 i Ngân hàng TMCP Sài Gòn giai đoạn 2010 –2013 ĐVT: triệu đồng 2012 2013 78.021 116.206 52.390 75.532 28.497 31.516 49.524 84.69 Quỹ - Chi nhánh Thủ Đức) i Ngân hàng TMCP Sài giai đoạn 2010 –2013 ĐVT: triệu đồng Quỹ - Chi nhánh Thủ Đức) ỦA NGÂN ƯƠNG TÍN CHI NHÁNH i ngân hàng, nhưng cách n nay là phân loại theo nguồn i Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trước, thẻ ghi nợ (thẻ 84,690

28 Thẻ trả trước là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt, khách hàng nạp tiền vào thẻ và sử dụng thẻ giao dịch dựa trên số tiền đã nạp.

Tiện ích của thẻ trả trước Sacombank:

- Không cần duy trì số dư tối thiểu trong thẻ. - Có thể dùng thẻ làm quà tặng.

- Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS trong nước và quốc tế (đối với thẻ trả trước quốc tế Sacombank).

- Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín (MOTO) (Với thẻ trả trước quốc tế Sacombank Visa).

- Ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại các đối tác liên kết trong chương trình Sacombank Plus.

- Dịch vụ khách hàng 24/7

- An toàn và tiện lợi hơn việc mang theo tiền mặt.

Các sản phẩm thẻ trả trước đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phát hành là: Thẻ trả trước Sacombank – Trung Nguyên; Thẻ quà tặng Visa Lucky Gift; Thẻ trả trước quốc tế Sacombank UnionPay; Thẻ quà tặng Parkson Gift; Thẻ trả trước quốc tế Visa All For You; Thẻ trả trước Sacombank – Vinamilk; Thẻ quà tặng Citimart; Thẻ Tiện ích.

29 Thẻ ghi nợ/Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt và được kết nối với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ tại ngân hàng. Do đó, khách hàng dùng thẻ ghi nợ giao dịch dựa trên số dư đã nạp vào tài khoản tiền gửi.

Tiện ích của thẻ ghi nợ Sacombank:

- Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS của tất cả ngân hàng trong nước. - Thanh toán, rút tiền mặt tại tất cả ATM/POS trong nước và quốc tế (với

thẻ ghi nợ quốc tế Sacombank).

- Tra cứu số dư, chuyển khoản trong hệ thống Sacombank, sao kê giao dịch tại ATM Sacombank hoặc bằng dịch vụ Sacombank M – Plus. - Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín (MOTO) (với thẻ ghi nợ quốc

tế Sacombank Visa).

- Ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại các đối tác liên kết trong chương trình Sacombank Plus.

- Dịch vụ khách hàng 24/7

- An toàn và tiện lợi hơn việc mang theo tiền mặt.

Các sản phẩm thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phát hành là: Thẻ thanh toán 4Student; Thẻ thanh toán quốc tế Doanh Nghiệp; Thẻ thanh toán Plus; Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank Visa Debit; Thẻ thanh toán quốc tế Sacombank UnionPay.

30 Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán hiện đại thay thế cho tiền mặt, cho phép khách hàng sử dụng nguồn tiền do ngân hàng ứng trước trong thẻ để mua sắm và thanh toán lại cho ngân hàng số tiền giao dịch sau đó.

Tiện ích chính của thẻ tín dụng Sacombank:

- Được hưởng tối đa 45 ngày tín dụng không lãi suất khi mua sắm. - Thanh toán, rút tiền mặt tại ATM/POS của Sacombank.

- Thanh toán, rút tiền mặt tại tất cả ATM/POS trong nước và quốc tế (với thẻ tín dụng quốc tế Sacombank).

- Mua hàng qua Internet, điện thoại, thư tín (MOTO) (với thẻ tín dụng quốc tế Sacombank)

- Ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại các đối tác liên kết trong chương trình Sacombank Plus.

- Dịch vụ khách hàng 24/7.

- An toàn và tiện lợi hơn việc mang theo tiền mặt.

Các sản phẩm thẻ tín dụng đang được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín phát hành là: Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Infinite; Thẻ tín dụng quốc tế Motor Card, Thẻ tín dụng quốc tế Visa Platinum; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Parkson

31 Privilege; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Sacombank MasterCard; Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank UnionPay; Thẻ tín dụng quốc tế Doanh Nghiệp; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Ladies First; Thẻ tín dụng quốc tế Visa Citimart; Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa; Thẻ tín dụng Family; Thẻ tín dụng quốc tế Car Card.

3.2.2 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ

Quyết định số 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 08/10/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có những vấn đề liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ như sau:

“Điều 6: Thanh toán bằng thẻ ngân hàng

Thủ tục phát hành, sử dụng thẻ ngân hàng

 Đối với khách hàng

Để được sử dụng thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là thẻ) khách hàng phải thực hiện các thủ tục đăng ký sử dụng thẻ và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của ngân hàng phát hành thẻ.Sau khi được ngân hàng phát hành thẻ chấp nhận khách hàng phải ký hợp đồng sử dụng thẻ với ngân hàng phát hành thẻ.

Nếu phải lưu ký tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thẻ, khách hàng lập lệnh chỉ trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào tài khoản tiền ký gửi để đảm bảo thanh toán thẻ tại ngân hàng phát hành thẻ.

 Đối với ngân hàng phát hành thẻ

Khi nhận được Giấy yêu cầu sử dụng thẻ và các giấy tờ liên quan của khách hàng, ngân hàng phát hành thẻ kiểm tra, xem xét thẩm định nếu đủ điều kiện sử dụng thẻ thì phải làm các thủ tục cấp thẻ cho khách hàng (chủ thẻ): Lập hồ sơ theo dõi thẻ đã phát hành, giao thẻ cho chủ thẻ và yêu cầu chủ thẻ ký nhận.

Thủ tục thanh toán thẻ

 Thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ

Việc tiếp nhận thanh toán bằng thẻ phải có hợp đồng thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ.

Ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ) có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ quy trình thanh toán thẻ cho các đơn bị chấp nhận thẻ.

- Tại các đơn vị chấp nhận thẻ: Khi chủ thẻ xuất trình thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ đơn vị chấp nhận thẻ phải sử dụng máy chuyên dùng kết hợp với việc kiểm tra bằng mắt kiểm tra:

+ Tính hợp lệ, thời hạn hiệu lực của thẻ;

+ Đối chiếu số thẻ của khách hàng với thông báo về danh sách thẻ bị từ chối thanh toán của ngân hàng phát hành thẻ.

32

+ Đối chiếu số tiền thanh toán với hạn mức thanh toán do Ngân hàng thanh toán quy định.

+ Kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người cầm thẻ xem người cầm thẻ có phải là chủ thẻ hay không (trong trường hợp có nghi ngờ đối với người cầm thẻ).

Sau khi kiểm tra nếu thẻ đủ điều kiện thanh toán, đơn vị chấp nhận thẻ lập hóa đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ, yêu cầu chủ thẻ trên hóa đơn thanh toán, đối chiếu chữ ký trên hóa đơn với chữ ký của chủ thẻ trên thẻ (nếu có). Hóa đơn thanh toán hàng hóa, dịch vụ được lập 2 liên sử dụng như sau:

+ 1 liên gửi cho chủ thẻ cùng với thẻ;

+ 1 liên lưu tại đơn vị chấp nhận thẻ;

+ 1 liên kèm theo bảng kê các hóa đơn thanh toán (đơn vị chấp nhận thẻ lập cuối ngày hoặc theo định kỳ thỏa thuận thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ hoặc ngân hàng thanh toán thẻ) gửi cho ngân hàng thanh toán thẻ để thanh toán.

- Tại Ngân hàng thanh toán thẻ: Nhận được bảng kê kèm các hóa đơn thanh toán của đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến, sau khi đã kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, ngân hàng thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho đơn vị chấp nhận thẻ.

- Việc thanh toán giữa ngân hàng phát hành thẻ và ngân hàng thanh toán thẻ về số tiền thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ được thực hiện theo thỏa thuận giữa 2 bên qua các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng.

 Thủ tục nhận tiền mặt tại ngân hàng thanh toán thẻ

Thủ tục nhận tiền mặt tại Ngân hàng thanh toán thẻ do Ngân hàng thanh toán thẻ quy định

Thủ tục thanh toán giữa ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành thẻ về số tiền mặt trả cho người sử dụng thẻ được thực hiện như quy định tại tiết a khoản 2 nêu trên.

 Thủ tục rút tiền mặt tại máy ATM

Thủ tục rút tiền mặt tại máy ATM do Ngân hàng phát hành thẻ hoặc Ngân hàng thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ) quy định.

Ngân hàng phát hành thẻ hoặc Ngân hàng thanh toán thẻ (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ) phải hướng dẫn đầy đủ quy trình rút tiền mặt tại máy ATM cho chủ thẻ.”

33 Hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng. Về cơ bản hoạt động phát hành thẻ bao gồm các nội dung chính sau:

- Tổ chức các hoạt động tiếp thị để đưa sản phẩm vào thị trường. - Thẩm định khách hàng phát hành thẻ.

- Cấp hạn mức tín dụng đối với thẻ tín dụng. - Thiết kế và tổ chức mua thẻ trắng.

- In nổi, mã hóa thẻ và tạo số PIN cho khách hàng. - Quản lý thông tin khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh thẻ tại ngần hàng TMCP Sài Gòn thương tín Chi nhánh Thủ Đức (Trang 33 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)