2. Sản lượng khai thác
3.1.2. Ngành cơng nghiêp xây dựng và dịch vụ
3.1.2.1. Trong cơng nghiệp – xây dựng
Trong sản xuất cơng nghiệp: Từ năm 2001 đến năm 2010, các doanh
nghiệp, các hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất khắc phục sự yếu kém về trình độ quản lý, hoạt động kinh doanh, vốn đầu tư nên tổng giá trị sản lượng khai thác hàng năm cĩ tiến bộ hơn trước. Cơ sở sản xuất gạch, sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn liên tục cĩ mức tăng trưởng khá như sản xuất khai thác vật liệu xây dựng, nghề mộc, chế biến lương thực thực phẩm.
Năm 2004, huyện Ba Bể cĩ 152 cơ sở sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp, năm 2005 cĩ 165 cơ sở chủ yếu là khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng với tổng giá trị sản xuất các mặt hàng năm 2004 đạt 12,4 tỉ đồng. Giá trị sản xuất cơng nghiệp theo giá hiện hành năm 2009 đạt 17,212 tỉ đồng, tăng 4,981 tỉ đồng so với năm 2007.
Tuy nhiên, do địa hình khơng thuận lợi, đồi núi nhiều, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí khơng đồng đều, tiềm lực địa phương cịn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng sẵn cĩ, chưa thu hút được các doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư vào địa bàn.
Trong xây dựng cơ bản: Hạ tầng cơ sở KT - XH được đầu tư từ các nguồn
vốn 135, nguồn xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia. Huyện Ba Bể đã xây dựng và nâng cấp thêm một số cơng trình về giao thơng, thủy lợi, trường học, trụ sở, nước sạch cho sinh hoạt, hệ thống điện lưới quốc gia tới nhiều xã.
Sau khi tách huyện (5/2003), cơ sở hạ tầng KT - XH tiếp tục được xây dựng, tổng số vốn đầu tư từ năm 2003 - 2005 từ các nguồn vốn được giao đạt trên 55,3 tỉ đồng. Trong 5 năm (2001 - 2005), nguồn vốn được giao cho huyện Ba Bể lên tới 95,83 tỉ đồng để xây dựng các cơng trình trọng điểm Điện - Đường - Trường - Trạm, kết cấu hạ tầng cơ sở cơ bản đáp ứng bước đầu các nhiệm vụ phát triển KT - XH, củng cố an ninh quốc phịng, đến năm 2004 tồn
huyện 100% xã cĩ đường ơ tơ và điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, ngồi ra cịn mở hàng chục con đường giao thơng liên xã, liên thơn tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hĩa khắp vùng. Huyện đã xúc tiến quy hoạch 4 khu trung tâm: thị trấn Chợ Rã, Khang Ninh, Quảng Khê và vườn quốc gia Ba Bể; quy hoạch tồn bộ hệ thống thủy lợi; xây dựng các dự án: khu phố mới của thị trấn Chợ Rã, khu hành chính mới của huyện - Trụ sở UBND huyện được xây dựng khang trang, khu tái định cư Đồn Đèn - Khuổi Luơng, Khâu Ban (Khang Ninh), làng nghề Khưa Quang (Đồng Phúc) được hồn thành đưa dân đến tái định cư.
Trên lĩnh vực giao thơng, tuyến đường 258 Ba Bể - Phủ Thơng nối liền với quốc lộ 3 và đường Thượng Giáo - Bộc Bố được rải nhựa. Huyện cịn mở mới và nâng cấp các tuyến đường liên xã, nối liền với trung tâm huyện lỵ như đường Nam Mẫu - Quảng Khê, Bộc Bố - Bằng Thành, Cơng Bằng - Cổ Linh… Nhìn chung, năm 2010 cơng tác xây dựng cơ bản cĩ nhiều cố gắng đạt được bước chuyển biến lớn so với các năm trước, đã đầu tư xây dựng 85 cơng trình với kế hoạch vốn được giao 95,695 tỉ đồng. Tuyến đường giao thơng từ Phủ Thơng đi Ba Bể cơ bản được hồn thành, các giao lộ ở trung tâm thị trấn Chợ Rã đang được thi cơng gĩp phần thơng thương thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa các vùng - miền trong và ngồi huyện.
3.1.2.2. Dịch vụ
Hoạt động thương mại trên địa bàn tăng trưởng khá đáp ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, cung ứng kịp thời và dự trữ các mặt hàng chính sách như dầu hỏa, muối iốt đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch; giao nộp ngân sách nhà nước 110.000.000đ.
Cơng tác vận hành, quản lý lưới điện đảm bảo an tồn, giữ mức ổn định trong sản xuất và kinh doanh.
Trong phân phối lưu thơng và dịch vụ cĩ nhiều chuyển biến, giá cả thị trường bình ổn, ngân sách địa phương tăng nhanh, hàng hĩa dồi dào, thương
nghiệp khởi sắc. Thương mại, du lịch - dịch vụ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Trong thương nghiệp, các mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân phong phú, đa dạng, giá cả ổn định, phù hợp với sức mua của nhân dân. Doanh số kinh doanh các mặt hàng quốc doanh và ngồi quốc doanh mỗi năm một tăng, riêng năm 2001 đạt tổng giá trị hàng hĩa bán lẻ gần 5,2 tỉ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2009 đạt 5,263 tỉ đồng, đạt 105,3% kế hoạch phấn đấu của huyện và đạt 106,6% kế hoạch tỉnh giao. Tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2008. Đến năm 2010, hoạt động thương mại trên địa bàn cũng tăng trưởng khá, đáp ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Về du lịch, kể từ khi Bắc Kạn được tái lập, vườn quốc gia Ba Bể trở thành nơi tham quan, du lịch sinh thái của du khách trong và ngồi tỉnh, kể cả khách nước ngồi. Việc đầu tư cho dịch vụ du lịch này được tỉnh quan tâm, từng bước xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức, đào tạo nhân lực phục vụ du khách. Từ khi hội xuân Ba Bể được tổ chức vào đầu xuân hàng năm đã thu hút hàng ngàn người tham gia, trở thành nơi sinh hoạt văn hĩa của cộng đồng nhân dân các dân tộc trong huyện. Ngồi khách sạn Phja Bjoĩc, làng văn hĩa Pác Ngịi cũng từng bước hình thành, trở thành địa điểm tụ hội của khách tham quan du lịch. Tham quan du lịch hồ Ba Bể được coi là một trong những trọng điểm phát triển kinh tế trong tỉnh, lưu lượng khách trong và ngồi nước đến tham quan, du lịch hồ Ba Bể mỗi năm một tăng. Hệ thống các nhà nghỉ tư nhân của Vườn quốc gia Ba Bể được xây dựng và mở rộng. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng dịch vụ hồ Ba Bể thời kỳ này cịn nhiều mặt yếu kém, cơng tác quản lý chưa phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ nên doanh thu từ dịch vụ du lịch của huyện cịn thấp, các dịch vụ phục vụ du lịch chưa phát triển, chưa thật hấp dẫn du khách. Nhìn chung, sự phát triển của các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch gĩp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc XĐGN của huyện và ngược lại, sự phát triển ấy cĩ một phần khơng nhỏ sự tác động của các chương trình XĐGN trong những năm qua.
Trên lĩnh vực tài chính - ngân hàng, tổng thu ngân sách mỗi năm một tăng. Tổng chi ngân sách cũng mỗi năm một lớn, vượt kế hoạch do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT - XH. Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của các tổ chức, các cá nhân lên đến 138,336 tỷ đồng (năm 2010) gĩp phần giải quyết kịp thời nguồn vốn để hộ nghèo tăng gia sản xuất, tháo gỡ khĩ khăn gia đình.