Các kết quả nghiên cứu về sử dụng bột lá sắn nuôi gà thịt

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của bột lá sắn, bột cỏ stylo đến năng suất và chất lượng sản phẩm gà thịt lương phượng tại trại gà đàn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

Theo tác giả Đào Lệ Hằng (2007) [4] cho rằng sắn là loại cây thức ăn gia súc có giá trị. Không tính sản lƣợng củ - sản phẩm khai thác chính của nghề trồng sắn mà phụ phẩm ngọn, lá cũng là nguồn thức ăn giàu dinh dƣỡng cho gia súc, gia cầm. Lá sắn có hàm lƣợng protein và các axit amin cao hơn các bộ phận khác, lƣợng lipit ở lá cao gấp 6 lần so với củ sắn. Lá sắn có các chất dinh dƣỡng tƣơng đối cao cụ thể hàm lƣợng protein trung bình là 6,59- 7,00% (Nguyễn Khắc Khôi, 1982 [12]) cho nên một số nơi đã dùng bột lá sắn bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Đƣờng Hồng Dật (2004) [2] cho biết bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần thức ăn cho gà thịt làm tăng sắc tố thịt gia cầm, tăng khả năng sinh trƣởng và làm tăng thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn cho gà mái đẻ làm tăng sắc tố lòng đỏ trứng.

Theo Buitrago (2002) [43] sử dụng thân lá cây sắn sau khi trồng 3 tháng, nghiền thành bột và bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia cầm với tỷ lệ nhỏ hơn 6% cũng cho kết quả khá tốt.

Buitrago và cs (2002) [43] cho biết: Khẩu phần ăn của gà có chứa từ 2 - 4 % BLS có tác dụng làm tăng sinh trƣởng tích lũy của gà thịt so với khẩu phần không có bột lá sắn. Tác giả cũng khuyến cáo không nên sử dụng vƣợt quá 6 - 8 % bột lá sắn trong khẩu phần ăn.

Theo DWyllie (1979) [46] cho rằng khi sử dụng 5% bột lá và cuống lá sắn, 10% bột ngọn lá sắn thay thế bột hạt bông cho gà broiler từ 0 - 8 tuần tuổi thì khả năng tăng trọng của gà là tốt nhất. Ross và cs (1969) [69] đã thí nghiệm bổ sung bột lá sắn cho gà đẻ trứng đã kết luận: Thí nghiệm thay thế từ 40 - 50% protein của khẩu phần bằng protein của bột lá sắn có bổ sung thêm methionin và dầu thực vật làm tăng sắc tố lòng đỏ trứng gà. Bột lá sắn giàu sắc tố màu và nó có thể thay thế hoàn toàn cho cỏ linh lăng trong khẩu phần ăn của gà đẻ.

Tác giả Iheukwumere và cs (2007) [54] khi nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức bột lá sắn 0, 5, 10 và 15 % trong khẩu phần gà thịt cho biết tổng lƣợng huyết thanh, albumin hemoglobin ở mức 0 và 5 % lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với mức sử dụng ở mức 10 và 15 % bột lá sắn. Tuy nhiên, tỷ lệ cholesterol, creatinin và ure thì không có sự sai khác nhau. Tỷ lệ thịt xẻ ở lô đối chứng lớn hơn và có ý nghĩa thống kê so với lô thí nghiệm và tác giả khuyến cáo chỉ sử dụng tối đa 5 % bột lá sắn cho gà thịt broiler.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Iheukwumere và cs (2007) [54] nghiên cứu đánh giá năng suất, khả năng sử dụng thức ăn và biến đổi của một số tổ chức của cơ thể gà thịt Anak ở 5 tuần tuổi khi sử dụng khẩu phần có bột lá sắn ở các tỷ lệ 0, 5, 10 và 15 % cho kết quả nhƣ sau: Lƣợng thức ăn thu nhận, tăng khối lƣợng, chuyển hóa thức ăn và tăng khối lƣợng của lô đối chứng và 5 % bột lá sắn là khác nhau có ý nghĩa so với lô sử dụng 10 % và 15 % BLS. Khối lƣợng tim, gan, lách ở mức 0 % và 5 % cao hơn có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) so với mức 10 % và 15 %. Tác giả cũng khuyến cáo chỉ nên dùng tối đa là 5 % cho gà broiler ở giai đoạn kết thúc.

Theo Trần Thị Hoan (2012) [11] bột lá sắn giàu protein, các axit amin tƣơng đối cân đối nhƣng năng lƣợng lại thấp, tỷ lệ xơ cao, ngoài ra còn chứa độc tố HCN với hàm lƣợng khá cao. Vì vậy, phải chế biến để khử độc tố trong lá sắn, bổ sung các thức ăn giàu năng lƣợng khi đƣa bột lá sắn vào khẩu phần gia súc, gia cầm. Tỷ lệ bột lá sắn thích hợp trong khẩu phần của gà thịt là 2 – 4%.

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của bột lá sắn, bột cỏ stylo đến năng suất và chất lượng sản phẩm gà thịt lương phượng tại trại gà đàn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)