4. Nội dung nghiên cứu
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Sự tăng trưởng trong lĩnh vực huy động vốn đã tạo điều kiện thuận lợi đối với công tác cho vay tại phòng giao dịch để duy trì sản xuất kinh doanh trên địa bàn, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của huyện. Trong những năm qua, ngoài nhiệm vụ quan trọng là thực hiện các nhiệm vụ, phòng giao dịch cũng không ngừng đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm tăng cường và phát triển hoạt động tín dụng trên địa bàn. Đồng thời không ngừng nghiên cứu thị trường để mở rộng tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các dự án phát triển kinh tế có tính khả thi cao, đặt nền móng cho việc công tác tín dụng trên địa bàn được an toàn, hiệu quả.
Sau đây là tình hình sử dụng vốn của phòng giao dịch:
Bảng 2.5: Hoạt động cho vay của phòng giao dịch
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số tiền Số tiền Tăng/
Giảm Số tiền Tăng/ Giảm
Cho vay doanh nghiệp 5632 5592 -40 5429 -163
Cho vay tiêu dùng 5142 5682 540 6448 766
Cho vay XKLĐ 15 18 3 54 36
Cho vay trang trại 785 898 113 967 69
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2011- 2013)
Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng nó quyết định đến nguồn thu nhập của NH. Làm tốt công tác tín dụng đồng nghĩa với việc NH càng phát triển vững mạnh để làm được điều này thì cán bộ tín dụng nói riêng và toàn bộ cán bộ công nhân viên của phòng giao dịch nói chung phải am hiểu tình hình kinh tế xã hội, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, tâm huyết và trách nhiệm. Đặc biệt một khoản vay được xem là kết thúc có hiệu quả khi KH vay trả hết nợ lãi, nợ gốc đúng hạn. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được trang bị kiến thức nghiệp vụ, thông thạo nghiệp vụ cụ
GVHD: T.S. Nguyễn Xuân Dương
thể trong quá trình thẩm định, xử lý và thu hồi nợ.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động cho vay của NH khá đa dạng. Trong đó cho vay tiêu dùng là lớn nhất, năm 2013 là 6448 trđ, tăng 766 trđ so với năm 2012. Tiếp theo là cho vay trang trại, năm 2013 là 967 trđ, tăng 69 trđ so với năm 2012. Cho vay XKLĐ năm 2013 là 54trđ, tăng 36 trđ so với năm 2012. Cho vay doanh nghiệp nhìn chung giảm mạnh, năm 2013 là 5429 trđ giảm 163 trđ so với năm 2012. Kết quả trên là do năm 2013 nền kinh tế khó khăn và có nhiều biến động ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế trong đó có các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp phá sản hay rơi vào tình trạng kiệt kệ, nguồn tài chính không ổn định nên việc cho vay của NH với các doanh nghiệp bị hạn chế. Cho vay XKLĐ, trang trại dù tăng qua các năm nhưng vẫn thấp bởi khả năng trả nợ còn nhiều hạn chế. NH cần đưa ra nhiều giải pháp để hoạt động cho vay được phù hợp hơn.
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ nội tệ của phòng giao dịch
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Số tiền Tăng/ Giảm Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng/ Giảm Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ 83127 111816 28689 100 151481 39665 100 Ngắn hạn 38132 52324 14192 37% 70507 18183 35% Trung hạn 32364 43134 10770 33% 60689 17555 41% Dài hạn 12631 16358 3727 30% 20285 3927 24%
GVHD: T.S. Nguyễn Xuân Dương
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ cơ cấu dự nợ nội tệ của phòng giao dịch
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2011- 2013)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Số tiền Số tiền Tăng/ Giảm Số tiền Tăng/ Giảm
Nợ quá hạn 479 536 57 347 -189
Nợ xấu 103 110 7 109 -1
Qua bảng số liệu trên ta thấy, Tổng dư nợ qua các năm tăng lên một cách đáng kể, năm 2012 là 111816 trđ, tăng 28689 trđ sang năm 2013 là 151481 trđ, tăng 39665 trđ. Trong đó nhiều nhất là nợ ngắn hạn năm 2012 là 52324 trđ, tăng 14192 trđ so với 2011, tốc độ tăng trưởng 37%, sang năm 2013 tăng 18183 trđ so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng 35%. Sau đó là nợ trung hạn năm 2012 là 43134 trđ, tăng 10770 trđ so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng 33%, sang năm 2013 tăng 17555 trđ so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng 41%. Cuối cùng là nợ dài hạn năm 2012 là 16358 trđ, tăng 3727 trđ so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng 30%, sang năm 2013 tăng 3927 trđ so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng 24%.
Để đạt được kết quả như vậy là trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà còn mở rộng tín dụng, mở rộng đối tượng đầu tư, triển khai chính sách khách hàng theo đề án chiến lược kinh doanh đã được TW phê duyệt bên cạnh đó thực hiện việc giao khoán đến từng cán bộ tín dụng. Trong tổng dư
GVHD: T.S. Nguyễn Xuân Dương
nợ của NH ta thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung và dài hạn trong khi đó tiền gửi ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiền gửi trung và dài hạn trong tổng tiền gửi có kỳ hạn. Tuy trong nguồn vốn cho vay NH đã sử dụng các nguồn vốn huy động khác như nguồn vốn vay NHTW, vay các tổ chức tín dụng song do nguồn vốn tiền gửi là nhiều nhất nên ta thấy khả năng sử dụng nguồn vốn của NH tương đối hợp lý và có sự cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi và số dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn. NH đã dùng một phần nguồn vốn huy động tiền gửi trung và dài hạn để cho vay ngắn hạn, lãi suất không cao như dùng tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhưng an toàn trong công tác thanh toán. Tuy nhiên, NH cần tăng cường huy động vốn tiền gửi dài hạn để phục vụ công tác cho vay ngắn hạn, để quá trình huy động và sử dụng tiền gửi cân đối hơn.
Do đặc điểm khoản vay ngắn hạn, trung hạn mang lại lợi nhuận nhanh chóng cho NH nên các khoản vay đó được chú trọng nâng cao trong cơ cấu dư nợ và tăng qua các năm. Nợ quá hạn và nợ xấu cũng được giảm, đây là dấu hiệu tốt đối với NH.
Công tác bảo đảm tiền vay của phòng giao dịch được thực hiện khá tốt. Chất lượng tín dụng đã được cải thiện đáng kể do phòng giao dịch đã tập trung hơn trong công tác đôn đốc xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu.