Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG XƯƠNG PHÒNG GIAO DỊCH xã QUẢNG NGỌC (Trang 34 - 39)

4. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM, đó chính là nguồn cung cấp cho hoạt động tín dụng và giúp ngân hàng hoàn thành các chức năng của mình trong nền kinh tế. Một nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp, khả năng huy động vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy, Phòng giao dịch luôn xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn, là khâu quyết định quy mô và cơ cấu hoạt động của phòng giao dịch.

Trong những năm qua phòng giao dịch đã chủ động tính toán xây dựng mục tiêu, giao khoán cụ thể đến từng bộ phận và cá nhân người lao động, đồng thời phối hợp với cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, áp dụng các hình thức gửi tiền linh hoạt, thực hiện đổi mới phong cách giao dịch thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, cán bộ tích cực tìm kiếm khách hàng vận động trực tiếp quan hệ với các tổ chức kinh tế , tài chính trên địa bàn tranh thủ các nguồn vốn nhàn rỗi tạo điều kiện nâng cao nguồn huy động tại địa phương, cơ bản đáp ứng đủ vốn cho vay đối với mọi thành phần kinh tế.

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn theo chủ thể kinh tế

Sau đây là tình hình huy động vốn của phòng giao dịch:

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động theo chủ thể kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số tiền Số tiền Tăng/ Giảm Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng/ Giảm Tăng trưởng (%) Tổng NVHĐ 97695 124044 26349 100 154475 30431 100 TG của dân cư 53765 66594 12829 24% 77992 11398 17%

GVHD: T.S. Nguyễn Xuân Dương

TG của TCTD 41289 53567 12278 30% 70632 17065 32%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2011- 2013)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn huy động theo chủ thể kinh tế

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2011- 2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, NVHĐ theo chủ thể kinh tế của phòng giao dịch không ngừng tăng lên. Tổng NVHĐ năm 2012 là 124044 trđ, năm 2011 là 97695 trđ, tăng 26349 trđ so với năm 2011. Trong đó NVHĐ từ tiền gửi của dân cư năm 2012 so với năm 2011 tăng 12829 trđ, tốc độ tăng trưởng là 24%. NVHĐ từ tiền gửi của TCKT năm 2012 so với năm 2011 tăng 1242 trđ, tốc độ tăng trưởng là 47%. NVHĐ từ tiền gửi của TCTD năm 2012 so với năm 2011 tăng 12278 trđ, tốc độ tăng trưởng là 30%.

Tổng NVHĐ năm 2013 so với năm 2012 tăng 30431 trđ. Trong đó, NVHĐ từ tiền gửi của dân cư năm 2013 so với năm 2012 tăng 11398 trđ, tốc độ tăng trưởng là 17%. NVHĐ từ tiền gửi của TCKT năm 2013 so với năm 2012 tăng 1968 trđ, tốc độ tăng trưởng 51%. NVHĐ từ tiền gửi của TCTD năm 2013 so với năm 2012 tăng 17065 trđ, tốc độ tăng trưởng 32%. Nguồn vốn huy động từ các chủ thể tăng lên rõ rệt là một thành công của phòng giao dịch. Có được kết quả trên là do sự nổ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ, nhân viên trong NH. Ngoài việc tập trung nghiên cứu đưa ra các sản phẩm đa dạng tiền gửi và lãi suất hấp dẫn để thu hút tiền gửi của các TCKT, phòng giao dịch cũng có những chiến lược riêng của mình để thu hút vốn từ dân cư, từ các

GVHD: T.S. Nguyễn Xuân Dương

TCTD.

Có thể thấy tốc độ tăng trưởng của năm 2013 ở mức rất cao, đây là thành quả nỗ lực không ngừng của cả một tập thể. Xác định được mục tiêu mà khách hàng dân cư gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu để nhằm mục đích sinh lợi. Trong những năm qua, NH đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó NH còn nghiên cứu đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng cùng với đó NH ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh tạo niềm tin đối với khách hàng nhằm thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cư. Nhờ vậy mà trong giai đoạn 2011 – 2013, giai đoạn biến động đầy khó khăn của ngành ngân hàng với những cuộc chạy đua lãi suất không ngừng nghỉ, NH vẫn có được một tốc độ tăng trưởng nguồn huy động từ dân cư ở mức khá cao và giúp tăng quy mô vốn tạo điều kiện cho những hoạt động khác của NH đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó thì nguồn vốn huy động từ các DN, TC khác của chi nhánh cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Nguồn huy động từ các TCKT luôn được NH quan tâm, chú trọng do đó, nguồn huy động này qua các năm luôn tăng trưởng và khá ổn định điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế . Năm 2013 tốc độ tăng trưởng là khá cao so với 2012, có được điều này là do NH không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán, nâng cao công nghệ... mở rộng mối quan hệ với các DN, TC khác trên địa bàn. Nhưng vốn huy động từ các DN, TC khác còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của toàn ngành Ngân Hàng. Có thể thấy nguồn huy động từ dân cư và từ các DN, TC là 2 nguồn có tầm quan trọng rất lớn quyết định mọi hoạt động kinh doanh của NH. Bên cạnh hai nguồn huy động trên thì phòng giao dịch cũng rất quan tâm đến nguồn huy động từ các TCTD khác, tuy nhiên đây là nguồn tiền có tính ổn định không cao và không thường xuyên vì đây là nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán, chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Tốc độ tăng trưởng cao, có được kết quả này là do NH ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mạng lưới thanh toán, mở rộng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền liên ngân hàng... nên đã tạo được nhiều mối quan hệ hợp tác với các TCTD khác trên địa bàn. Mặt khác nguồn huy động này tăng lên cũng cho thấy mối quan hệ giữa NH với các TCTD khác ngày càng mở rộng tạo nhiều thuận lợi cho NH trong quan hệ hợp tác thanh toán bù trừ lẫn nhau trên thị

GVHD: T.S. Nguyễn Xuân Dương

trường liên ngân hàng.

Nhìn chung, về cơ cấu huy động vốn theo chủ thể kinh tế của NH trong giai đoạn 2011 – 2013, có quy mô tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn, thì nguồn huy động từ dân cư luôn giữ tỷ trọng cao và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng dân cư là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh nhu cầu thanh toán và sử dụng tiện ích dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời, kênh gửi tiền vào NHTM là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của của khách hàng doanh nghiệp về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của tổ chức kinh tế nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn nội tệ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Số tiền Số tiền Tăng/

Giảm Số tiền Tăng/ Giảm Tổng NVHĐ 68391 77081 8690 88110 11029 Kho bạc 5287 6089 802 4019 -2070 Bảo hiểm 425 512 87 238 -274 NH chính sách 2 3 1 10 7 Vốn địa phương 69342 70477 1135 83843 13366

GVHD: T.S. Nguyễn Xuân Dương (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2011- 2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, Tổng NVHĐ nhìn chung đều tăng qua các năm, năm 2011 là 68391 trđ, đến năm 2012 là 77081 trđ, tăng 8690 trđ, năm 2013 là 88110 trđ tăng 11029 trđ so với năm 2012. Trong đó NVHĐ từ địa phương là nhiều nhất, năm 2013 so với năm 2012 tăng 13366 trđ. NVHĐ từ kho bạc năm 2013 so với năm 2012 lại giảm xuống 2070 trđ.NVHĐ từ bảo hiểm năm 2013 so với năm 2012 giảm xuống 274 trđ. NVHĐ từ NH chính sách năm 2013 so với năm 2012 tăng 7 trđ. Cơ cấu nguồn vốn nội tệ còn chưa đồng đều, nguồn vốn từ kho bạc, bảo hiểm còn thấp năm 2013 giảm mạnh, NH cần cho nhiều chính sách hợp lý, hiệu quả để cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguốn vốn ngoại tệ

Đơn vị: nghìn USD

Diễn giải Ngoại tệ

31/12/2012 82

31/12/2013 88

Tăng/ Giảm 6

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2011- 2013)

Ta thấy, nguồn vốn ngoại tệ đầu năm là 82 nghìn USD, cuối năm là 88 nghìn USD, tăng 6 nghìn USD so với đầu năm.

Nhìn trên biểu đồ ta thấy được vốn huy động ngoại tệ của phòng giao dịch chỉ chiếm khoảng 20% tổng nguồn huy động, nhỏ hơn nhiều so với vốn bằng tiền VNĐ. Tuy nhiên đây là một tỷ lệ hợp lý vì NH chủ yếu tập trung huy động vốn bằng tiền VNĐ. Hơn nữa phòng giao dịch mới được thành lập, nguồn vốn từ ngoại tệ còn hạn chế. Lượng vốn huy động ngoại tệ có xu hướng tăng dần theo thời gian. Sự tăng lên này cho thấy khả năng huy động vốn ngoại tệ của phòng giao dịch đã mạnh hơn trước nhưng vẫn còn ít NH phải có sự điều chỉnh trong chính sách huy động vốn bằng ngoại tệ để thu hút được lượng vốn bằng ngoại tệ nhiều hơn. Một nguyên nhân khác làm lượng tiền gửi ngoại tệ của NH giảm là do lãi suất đồng USD trên thế giới có nhiều

GVHD: T.S. Nguyễn Xuân Dương

biến động, ảnh hưởng tới tâm lý của người gửi tiền, họ muốn giữ tiền chờ giá ngoại tệ cao hơn.

Đạt được những kết quả trên là do sự nổ lực không ngừng của phòng giao dịch thông qua chính sách Marketting cũng như các chính sách khác, phân công cán bộ có năng lực phẩm chất tốt đẹp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN QUẢNG XƯƠNG PHÒNG GIAO DỊCH xã QUẢNG NGỌC (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w