Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 74)

Những năm vừa qua, các cơ quan THTT đã quan tâm đến việc thay đổi BPNC, trong đó không áp dụng biện pháp có tính chất nghiêm khắc cao chuyển sang áp dụng các biện pháp ít nghiêm khắc hơn. Đáng chú ý là tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh ít nhiều đã được các cơ quan THTT xem xét áp dụng đối với những trường hợp không cần thiết phải tạm giam. Thực tiễn cho thấy Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng biện pháp bảo lĩnh với những bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, thành khẩn khai báo, có nơi cư trú rõ ràng, chưa có tiền án tiền sự, không có biểu hiện gây cản trở điều tra, truy tố, xét xử… Ví dụ như trường hợp của các bị can Tạ Thị Thu Hạnh, Nông Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Tâm trong vụ án đánh bạc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vào khoảng tháng 11 năm 2013. Các bị can này đã tham gia đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa do Nguyễn Văn Bảo (quê quán Hải Phòng) cầm đầu đã cấu kết với nhóm người thường trú trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Ngày 10/1/2014, tại xã Đức Long, huyện Hòa An, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng bắt quả tang và tạm giữ tại chỗ các đối tượng có mặt, tại thời điểm đó thu giữ trên chiếu hơn 20 triệu đồng tiền các loại, 13 điện thoại di động các loại, nhiều vật dụng khác phục vụ đánh bạc. Bị can Tạ Thị Thu Hạnh khai nhận xóc đĩa 2 lần tại các địa điểm thuộc khu vực Khuổi Diển, xã Lê Chung, Hòa An và xã Bạch Đằng, Hòa An, Cao Bằng; Nông Thị Thùy Trang khai nhận tham gia đánh bạc xóc đĩa 2 lần tại địa điểm thuộc xã Đức

Thông, Thạch An và xã Bạch Đằng, Hòa An, Cao Bằng; Nguyễn Thị Tâm khai nhận tham gia đánh bạc xóc đĩa 5 lần, tại các địa điểm thuộc xã Canh Tân, huyện Thạch An, xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Sau quá trình điều tra xét hỏi, xem xét hành vi và mức độ của tội phạm, nhân thân của 3 bị can trên, cơ quan cảnh sát điều tra đã gửi Đề nghị số 115/PC45 ngày 3/4/2013 về việc Đề nghị thay đổi BPNC tới VKSND tỉnh Cao Bằng, thay đổi từ biện pháp tạm giam sang biện pháp bảo lĩnh. Các bị can trên được áp dụng biện pháp bảo lĩnh bởi những lý do sau: (1) Tính chất của hành vi phạm tội của 3 bị can trên là ít nghiêm trọng, mức độ phạm tội không lớn. Các bị can đã thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình và đồng phạm, có nơi cư trú rõ ràng, chưa có tiền án tiền sự. Đồng thời bị can Tạ Thị Thu Hạnh đang mang thai 7 tháng, bị can Nguyễn Thị Tâm đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. (2) Xét đơn xin bảo lĩnh của gia đình các bị can và xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với các bị can. (Nguồn: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng).

Hay trường hợp của bị can Nguyễn Văn Mạnh trong vụ án Trộm cắp tài sản 3 triệu đồng tại huyện Từ Liêm. Khoảng 16h ngày 04/7/2010, lợi dụng sơ hở của anh Nguyễn Tiến Thành (cùng xóm trọ với Mạnh) về quê và gửi chìa khóa lại cho Nguyễn Văn Mạnh (sinh ngày 5/2/1987 NKTT: thôn Phú Thụ, Lại Thượng, Thạch Thất, Hà Nội), nên Mạnh đã nảy sinh ý định trộm cắp. Mạnh mở cửa vào phòng trộm cắp 01 bộ máy vi tính của anh Thành (gồm 01 CPU và 01 màn hình vi tính) mang về phòng trọ cất giấu. Đến 4h ngày 05/7/2010, trên đường mang bộ máy vi tính đi tiêu thụ thì bị Cảnh sát cơ động kiểm tra bắt giữ cùng vật chứng là 01 CPU và 01 màn hình Acer 17 ink LCD. Tại kết luận số 77/KLĐG ngày 23/7/2010, Hô ̣i đồng đi ̣nh giá TTHS quận Ba Đình xác định trị giá các tài sản trên là: 3.000.000 đồng. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Văn Mạnh khai nhận tội. Ngày 21/7/2010, VKSND quận Ba Đình có

quyết định số 13/KSĐT chuyển vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Từ Liêm để giải quyết theo thẩm quyền. Ngày 7/8/2010, ông Nguyễn Văn Ninh và bà Khuất Thị Lý, là cha mẹ của Mạnh, có nộp đơn xin bảo lĩnh cho bị can. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy, bị can Nguyễn Văn Mạnh được áp dụng biện pháp bảo lĩnh bởi: (1) Tính chất của hành vi phạm tội của bị can Nguyễn Văn Mạnh là ít nghiêm trọng, mức độ phạm tội không lớn. Bị can phạm tội lần đầu, đã thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình, có nơi cư trú rõ ràng, chưa có tiền án, tiền sự. (2) Xét đơn xin bảo lĩnh của gia đình bị can và xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam đối với Mạnh, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Từ Liêm đã đề nghị VKSND huyện Từ Liêm ra quyết định thay thế BPNC tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh. (Nguồn: VKSND huyện Từ Liêm).

Những ví dụ trên đã phần nào cho thấy sự nỗ lực không ngừng, quá trình tích lũy, nâng cao năng lực chuyên môn của các cơ quan THTT, sự mạnh dạn dám nghĩ dám làm trong giải quyết vụ án khách quan, nhanh chóng, hạn chế tới mức thấp nhất áp dụng biện pháp tạm giam theo đúng tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Theo Báo cáo tổng kết của VKSNDTC từ năm 2008 đến năm 2013 thì tình hình áp dụng các BPNC trong TTHS được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: Số người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trên toàn quốc từ năm 2008 đến năm 2013

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số

Khởi tố 135.967 121.187 151.007 143.191 150.909 151.163 706.296

Tạm giữ 65.993 70.946 57.967 72.051 76.159 76.536 411.628

Tạm giam 120.365 114.813 119.252 139.276 139.592 135.073 736.041 Biện pháp khác 12.233 8.432 8.252 10.265 12.339 12.401 63.922

Bảng số liệu 2.1 cho thấy: Số lượng người bị tạm giữ, tạm giam trên toàn quốc mỗi năm đều cao, các biện pháp thay thế tạm giam có dấu hiệu áp dụng nhưng với số lượng rất thấp. Ví dụ: Năm 2008, các cơ quan THTT trên cả nước đã tạm giam 120.365 bị can, trong đó thay thế biện pháp này là 12.233, tương đương với 10,16% số bị can áp dụng biện pháp tạm giam. Năm 2009, số lượng bị can bị tam giam là 114.813, số bị can được áp dụng biện pháp khác thay thế tạm giam là 8.432, tương đương với 7,3%... Những số liệu này phản ánh phần nào việc các cơ quan THTT vẫn coi biện pháp tạm giam như một BPNC chủ yếu, các biện pháp ít nghiêm khắc hơn tạm giam được áp dụng nhưng ở mức rất thấp, nếu chia đều cho 63 tỉnh, thành phố thì tỷ lệ này không đáng kể. Những con số chỉ báo rằng hoặc là biện pháp tạm giam đang bị các cơ quan THTT lạm dụng, hoặc là số lượng bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng nhiều cả về chất và lượng dẫn đến việc thay thế tạm giam bởi một biện pháp khác ít nghiêm khắc hơn sẽ không đạt được mục đích áp dụng. Mặt khác, nhìn vào bảng số liệu cho thấy mức độ áp dụng các biện pháp thay thế tạm giam như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là bao nhiêu thì không thấy Báo cáo ghi nhận. Có lẽ số liệu những biện pháp ấy quá ít nên không được đưa vào. Nhưng như thế sẽ là thiếu chính xác và thiếu khách quan, bởi nếu không tổng hợp đầy đủ, chi tiết các số liệu nhỏ nhặt này thì làm sao biết được các biện pháp thay thế tạm giam đã được áp dụng như thế nào, ở mức độ nào, để từ đó có những đánh giá tính khả thi của pháp luật khi quy định về các biện pháp này, để có hướng điều chỉnh quy phạm pháp luật cho phù hợp với lý luận và thực tiễn.

Không dừng lại ở việc nghiên cứu tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong TTHS trên toàn quốc, với tất cả sự cố gắng của bản thân, tác giả đã tìm kiếm từ rất nhiều nguồn tư liệu liên quan tới biện pháp bảo lĩnh bằng nhiều

hình thức khác nhau. Tuy nhiên do hạn chế về mặt không gian và thời gian, tác giả chỉ có thể thu thập được số liệu về tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh tại thành phố Hà Nội và một số quận, huyện trên địa bàn thành phố từ năm 2008 đến năm 2013 để làm minh chứng sinh động về thực trạng áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong thời gian qua.

Theo đó, số liệu thu thập trên toàn thành phố Hà Nội và một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2013 về tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các cơ quan THTT được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tại Thành phố Hà Nội

Năm Tạm giam

Cấm đi khỏi

nơi cư trú Biện pháp khác can bị Số bị

khởi tố

Số bị can % Số bị can % Số bị can %

2008 6.375 70,9 1.743 19,4 873 9,7 8.991 2009 6.376 69,5 1.635 17,8 1.169 12,7 9.180 2010 7.323 69,6 2.008 19,1 1.191 11,3 10.522 2011 8.153 65,9 2.103 17,0 2.123 17,2 12.379 2012 7.934 67,6 2.368 20,2 1.412 12,1 11.714 2013 7.706 67,2 1.875 16,4 1.886 16,4 11.467 Tổng số 43.867 68,3 11.732 18,3 8.654 13,4 64.253

Nguồn: VKSND Thành phố Hà Nội.

Năm 2008 - 2013 toàn thành phố Hà Nội có tất cả 64.253 bị can bị khởi tố, trong số đó có tới 68,2% bị can bị tạm giam, số còn lại áp dụng các biện pháp thay thế tạm giam như là: Cấm đi khỏi nơi cư trú có 18,2% và các biện pháp khác là 13,4%.

Bảng số liệu 2.2 có điểm chung với bảng 2.1 của VKSNDTC là không phân biệt rạch ròi các biện pháp thay thế tạm giam. Tuy nhiên, VKSND thành phố Hà Nội đã cụ thể hóa hơn các số liệu về biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

Số liệu về biện pháp bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm mặc dù không được ghi nhận cụ thể nhưng đã thể hiện là có được áp dụng trên thực tế. Sẽ là thiếu khách quan nếu như chỉ đánh giá tình hình các cơ quan THTT áp dụng biện pháp bảo lĩnh qua nhóm những biện pháp khác mà không tìm hiểu sâu xa mức độ áp dụng biện pháp này. Chỉ khi tìm hiểu chi tiết tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh tại một số quận, huyện cụ thể trong thành phố Hà Nội, mới có thể đưa ra cái nhìn khách quan hơn về thực trạng áp dụng biện pháp bảo lĩnh, khả năng áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong TTHS tại các cơ quan có thẩm quyền.

Bảng 2.3: Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tại quận Hoàng Mai

Năm

Tạm giam Cấm đi khỏi

nơi cư trú Đặt tiền hoặc tài sản Bảo lĩnh Số bị can bị khởi tố Số bị can % Số bị can % Số bị can % Số bị can % 2008 311 67,0 142 30,6 11 2,4 0 0 464 2009 316 66,0 157 32,8 6 1,3 0 0 479 2010 382 72,6 134 25,5 10 1,9 0 0 526 2011 440 74,6 140 23,7 10 1,7 0 0 590 2012 459 73,7 157 25,2 7 1,1 0 0 623 2013 402 63,5 225 35,5 6 0,9 0 0 633 Tổng số 2.310 69,7 955 28,8 50 1,5 0 0 3.315

Nguồn: VKSND quận Hoàng Mai.

Năm 2008 – 2013 quận Hoàng Mai có tất cả 3.315 bị can bị khởi tố, trong số bị can bị khởi tố thì có tới 69,7% số đó bị tạm giam, số còn lại áp dụng các biện pháp thay thế tạm giam như là: Cấm đi khỏi nơi cư trú có 28,8%, đặt tiền hoặc tài sản có 1,5% và không có bị can nào được áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

Bảng 2.4: Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tại quận Cầu Giấy

Năm

Tạm giam Cấm đi khỏi nơi cư trú Đặt tiền hoặc tài sản Bảo lĩnh Số bị

can bị khởi tố Số bị can % Số bị can % Số bị can % Số bị can % 2008 196 73,4 71 26,6 0 0 0 0 267 2009 205 71,2 83 28,8 0 0 0 0 288 2010 105 58,7 74 41,3 0 0 0 0 179 2011 115 78,8 31 21,2 0 0 0 0 146 2012 293 74,0 103 26,0 0 0 0 0 396 2013 361 82,4 73 16,8 0 0 0 0 434 Tổng số 1.275 74,5 435 25,5 0 0 0 0 1.710

Nguồn: VKSND quận Cầu Giấy.

Năm 2008 - 2013 quận Cầu Giấy có tất cả 1.710 bị can bị khởi tố, trong số bị can bị khởi tố thì có tới 74,5% số đó bị tạm giam, số còn lại áp dụng các biện pháp thay thế tạm giam như là: Cấm đi khỏi nơi cư trú có 25,5%, không có bị can nào được áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản hay biện pháp bảo lĩnh.

Bảng 2.5: Tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án tại huyện Từ Liêm (cũ)

Năm

Tạm giam Cấm đi khỏi

nơi cư trú

Đặt tiền hoặc

tài sản Bảo lĩnh can bị Số bị

khởi tố Số bị can % Số bị can % Số bị can % Số bị can % 2008 322 77,6 90 21,7 0 0 3 0,72 412 2009 361 78,0 102 22,0 0 0 0 0,00 463 2010 384 74,6 127 24,7 0 0 4 0,78 515 2011 461 83,7 86 15,6 0 0 5 0,73 551 2012 487 77,5 139 22,1 0 0 2 0,31 628 2013 445 75,4 140 23,7 0 0 5 0,85 590 Tổng số 2.460 77,8 681 21,5 0 0 19 0,60 3.126

Năm 2008 – 2013 huyện Từ Liêm có tất cả 3.126 bị can bị khởi tố, trong số bị can bị khởi tố thì có tới 77,8% số bị can bị tạm giam, số còn lại áp dụng các biện pháp thay thế tạm giam như là: Cấm đi khỏi nơi cư trú có 21,5%, biện pháp bảo lĩnh được áp dụng rất ít với con số 0,60% và không có bị can nào được áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Để có những đánh giá thuyết phục hơn, bên cạnh quá trình tìm hiểu tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh tại các quận, huyện, tác giả đã nghiên cứu ngẫu nhiên 164 đối tượng trong 100 vụ án trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2014 do VKSND thành phố Hà Nội quản lý, nhận thấy 98,8% các vụ án đều không được áp dụng biện pháp bảo lĩnh, 1,2% các vụ án được áp dụng biện pháp bảo lĩnh, còn lại chủ yếu là biện pháp tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú. Quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu trên đã phản ánh sinh động tình hình áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong TTHS thời gian qua, từ đó cho phép tác giả chỉ ra một số điểm sau:

- Biện pháp bảo lĩnh ít được các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với các bị can, bị cáo mặc dù nó đã chính thức được ghi nhận từ BLTTHS năm 1988. Nhà nước cho phép các cơ quan THTT áp dụng các BPNC trong những trường hợp cần thiết, đặc biệt là khi áp dụng các biện pháp có tính nghiêm khắc như tạm giam thì càng phải áp dụng thận trọng hơn. Nhưng nếu như các cơ quan THTT vẫn tiếp tục giữ quan điểm cho rằng chỉ tạm giữ, tạm giam mới bảo đảm bị can không bỏ trốn, không cản trở hoạt động THTT… thì các biện pháp thay thế tạm giam nói chung và biện pháp bảo lĩnh nói riêng sẽ còn ít và lâu hơn nữa mới được áp dụng phổ biến.

- Mỗi một BPNC đều có giá trị và vai trò cụ thể, bất cứ chế định nào đã

Một phần của tài liệu Biện pháp bảo lĩnh trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)