BLTTHS của nước Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ năm vào ngày 14/3/2012, gồm 5 phần, với 290 điều. Biện pháp bảo lĩnh được quy định trong Phần thứ nhất, chương 6, cụ thể tại Điều 50, Điều 51, 52, 53, 54, 55, 56, 58, 60.
Bảo lĩnh theo pháp luật TTHS CHND Trung Hoa là một BPNC độc lập, được TAND, VKSND và cơ quan công an căn cứ vào các tình tiết của vụ án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Căn cứ áp dụng. Có thể áp dụng BPNC bảo lĩnh đối với bị can, bị cáo trong các trường hợp dưới đây: Có khả năng tuyên phạt quản chế, cải tạo không giam giữ hoặc áp dụng hình phạt bổ sung; Có thể bị tuyên phạt tù có thời hạn tối thiểu và sẽ không gây nguy hại cho xã hội; Bị bệnh nặng, không thể tự chăm sóc bản thân, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, áp dụng bảo lĩnh sẽ không gây nguy hại cho xã hội; Hết thời hạn tạm giam, chưa kết thúc vụ án, cần thiết phải áp dụng bảo lĩnh (Điều 51).
Đối tượng áp dụng. Có thể là bị can, bị cáo. Nếu bị can, bị cáo cần phải bắt đang mắc bệnh nặng hoặc là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, có thể cho phép họ có người bảo lĩnh trong giai đoạn chờ xét xử hoặc bị giám sát nơi cư trú.
Thẩm quyền áp dụng. TAND, VKSND hoặc cơ quan công an quyết định cho phép nghị can, bị cáo có được một người bảo lĩnh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Cơ quan công an sẽ thi hành quyết định cho phép bị can, bị cáo được bảo lĩnh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (Điều 53).
người khác đứng ra bảo lĩnh; hoặc (ii) chính bản thân bị can, bị cáo đóng tiền bảo lĩnh cho mình (Điều 52).
+ Trường hợp người khác bảo lĩnh: Họ có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc họ hàng thân thích. Người bảo lĩnh phải đáp ứng các điều kiện: không liên quan đến vụ án, có khả năng thực hiện những trách nhiệm của người bảo lĩnh; được hưởng các quyền chính trị và không bị hạn chế tự do cá nhân; có nơi cư trú và thu nhập ổn định (Điều 55).
+ Trường hợp bị can, bị cáo tự đặt tiền để bảo lĩnh cho mình: Mức tiền thấp nhất phải đặt là từ 1.000 Nhân dân tệ trở lên (Điều 56).
Nghĩa vụ của người nhận bảo lĩnh. Trọng trách được đặt lên vai người nhận bảo lĩnh: (1) đảm bảo chắc chắn là người được bảo lĩnh tuân thủ những quy định của Điều 56; và (2) báo cáo ngay lập tức đến cơ quan thi hành khi phát hiện thấy người được bảo lĩnh có thể thực hiện hoặc đã thực hiện những hành vi vi phạm quy định. Nếu người bảo lĩnh không báo cáo ngay khi người được bảo lĩnh thực hiện một hành vi vi phạm các quy định của Điều 56 thì sẽ bị phạt tiền. Nếu vụ án cấu thành tội phạm thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật.
Thủ tục áp dụng. Bị can, bị cáo, người nhận bảo lĩnh của họ phải có đơn đề nghị áp dụng biện pháp bảo lĩnh; Cơ quan tố tụng xem xét đơn, sau đó ra quyết định cho bảo lĩnh trong thời gian chờ xét xử, nếu từ chối phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. Trường hợp viện kiểm sát, tòa án ra quyết định thì phải gửi cho Cơ quan Công an để thi hành.
Thời hạn bảo lĩnh: Tối đa không quá 12 tháng (Điều 58)
Chế độ trách nhiệm. Nếu bị can, bị cáo có người bảo lĩnh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vi phạm những quy định của đoạn trên, tiền bảo lĩnh đã đặt sẽ bị tịch thu. Ngoài ra, trong những trường hợp cụ thể, bị can, bị cáo sẽ bị yêu cầu phải viết một bản cam kết ăn năn hối cải, đặt tiền bảo lĩnh một lần nữa hoặc giám sát nơi cư trú hoặc bị bắt. Nếu bị can, bị cáo không vi phạm
các quy định của đoạn trên trong thời hạn có người bảo lĩnh khi chờ xét xử, tiền bảo lĩnh sẽ được trả lại cho người này khi hết thời hạn.
Khi có chứng cứ chứng minh những tình tiết phạm tội và bị can, bị cáo có thể bị phạt tù trở lên và nếu những biện pháp như cho phép có người bảo lĩnh trong giai đoạn chờ xét xử hoặc giám sát nơi cư trú vẫn không đủ để ngăn ngừa hành vi nguy hiểm cho xã hội, cần bắt, thì bị can, bị cáo sẽ bị bắt ngay theo quy định của pháp luật [51].
Nghiên cứu BLTTHS CHND Trung Hoa cho thấy, một vài điểm khác biệt so với BLTTHS Việt Nam như sau:
Thứ nhất, theo pháp luật CHND Trung Hoa, bảo lĩnh là một BPNC độc lập, không để thay thế bất kỳ biện pháp nào. Xuyên suốt các quy định của BLTTHS CHND Trung Hoa không hề đề cập đến việc bảo lĩnh là một biện pháp thay thế. Các quy phạm pháp luật được chi tiết hóa và cụ thể hóa từng vấn đề, rất rõ ràng. Mỗi vấn đề được phân thành từng điều luật khác nhau, không tựu chung trong một điều luật như BLTTHS Việt Nam.
Thứ hai, trong khi căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh của BLTTHS Việt Nam là dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân bị can, bị cáo, thì BLTTHS CHND Trung Hoa căn cứ vào khả năng giám sát của cộng đồng, giam hoặc đơn giản là áp đặt những hình phạt bổ sung hoặc có thể bị áp đặt một hình phạt tù có thời hạn tối thiểu và sẽ không gây nguy hại cho xã hội nếu họ được bảo lĩnh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc bị giám sát ở nơi cư trú. Hai căn cứ hoàn toàn khác nhau, về cả nội dung và hình thức. Theo như BLTTHS CHND Trung Hoa thì không chỉ căn cứ vào các tình tiết phạm tội của bị can, bị cáo mà còn căn cứ vào hình phạt dự liệu mà bị can phải chịu. Vấn đề này cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng, vì nó ảnh hướng tới nguyên tắc Suy đoán vô tội trong TTHS.
BLTTHS CHND Trung Hoa còn cho phép chính bị can, bị cáo, người đại diện theo pháp luật là chủ thể nhận bảo lĩnh. Như thế, họ có thể chủ động trong việc bảo vệ các quyền nhân thân của mình. Số lượng người bảo lĩnh được quy định là một người. Những người này được quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ.
Thứ tư, người nhận bảo lĩnh phải nộp một khoản tiền để bị can, bị cáo được tại ngoại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Còn bảo lĩnh trong pháp luật TTHS Việt Nam là hình thức sử dụng uy tín, sự tự giác của người nhận bảo lĩnh, người được bảo lĩnh, không hề quy định người nhận bảo lĩnh phải nộp khoản tiền nào.
Thứ năm, nếu bị can, bị cáo được bảo lĩnh mà vi phạm quy định thì số tiền bảo lĩnh đã đặt sẽ bị tịch thu. Ngoài ra, trong những trường hợp cụ thể, bị can, bị cáo sẽ bị yêu cầu phải viết một bản cam kết ăn năn hối cải, đặt tiền bảo lĩnh một lần nữa hoặc bị bắt. Nếu bị can, bị cáo không vi phạm trong thời hạn chờ xét xử, tiền bảo lĩnh sẽ được trả lại khi hết thời hạn.
Thứ sáu, BLTTHS CHND Trung Hoa quy định về thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong thời gian chờ xét xử không được vượt quá 12 tháng. Điểm mới này không chỉ riêng Việt Nam mà pháp luật TTHS các nước cũng ít đề cập đến.