Thành phần hóa học của thức ăn ủ chua

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh sơn la (Trang 58 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1.Thành phần hóa học của thức ăn ủ chua

Đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua, ngoài việc đánh giá bằng cảm quan như: màu sắc, mùi vị, thì việc phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các công thức ủ chua là tiêu chí rất quan trọng trong chăn nuôi bò. Kết quả phân tích thành phần hóa học của các công thức ủ chua được trình bày qua bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thành phần hóa học của thức ăn ủ chua

Diễn giải Công thức 1 Công thức 2

VCK (%) 39,79 34,90 Protein thô (%VCK) 8,18 10,23 Lipid thô (%VCK) 0,96 1,02 Xơ thô (%VCK) 9,79 13,01 Xơ trung tính (%) 17,16 23,24 Xơ axit (%) 12,67 16,59

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khoáng TS (%VCK) 9,44 9,73

Chất hữu cơ (%VCK) 90,23 89,77

DXKD (%VCK) 71,48 67,12

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Khi ủ chua thân lá lạc và một số nguyên liệu thức ăn với tỷ lệ khác nhau, thì tỷ lệ vật chất khô ở công thức 1 là 39,79% và công thức 2 là 34,90%, cao hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vân và cs, 2009 [34] nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần nuôi bò thịt tại Quảng Trị, tỷ lệ vật chât khô là 22,26%, do công thức phối trộn khác với thí nghiệm của chúng tôi.

Tỷ lệ protein thô của thức ăn ủ chua (tính theo VCK), đạt 8,18% công thức 1 và 10,23% công thức 2, do tỷ lệ thân lá lạc ở công thức 2 cao hơn 7%, thấp hơn kết quả của nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Vân và cs, 2009 [34]. (21,15%), do tác giả có sử dụng khô dầu đậu tương trong công thức phối trộn.

Lipit thô đạt 0,96% ở công thức 1 và 1,02% ở công thức 2, do thân lá lạc, sắn lát và bột ngô đều có tỷ lệ lipit thấp. Khoáng tổng số của 2 công thức ủ chua lần lượt là: 9,44% ở công thức 1 và 9,73% ở công thức 2. Tỷ lệ lipit và khoáng tổng số của 2 công thức phối trộn là tương đương nhau. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tào, 1996 [17]. Đỗ Thị Thanh Vân và cs, 2009 [34].

Xơ thô của thức ăn ủ chua đạt 9,79% ở công thức 1 và 13,01% ở công thức 2, do công thức 2 có tỷ lệ thân lá lạc cao hơn công thức 1 là 7%. Tỷ lệ xơ trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tào, 1996 [17]. Theo Đỗ Thị Thanh Vân và cs, 2009 [34], tỷ lệ xơ thô là 24,64%, do công thức phối trộn khác nhau.

Dẫn xuất không đạm trong 2 công thức ủ chua đạt 67,12% ở công thức 2 và 71,48% ở công thức 1, do tỷ lệ thân lá lạc ở công thức 1 thấp hơn so với công thức 2 là 7% (65 và 72%).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh sơn la (Trang 58 - 60)