Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh sơn la (Trang 40 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Khi nghiên cứu sử dụng bột thân lá dừa đã lấy sợi làm thức ăn cho bò các tác giả Naseeven và Harrson, 1981 (trích từ tài liệu của Preston và Leng, 1987) [51] nhận thấy: khi sử dụng cho bò ăn thời gian dài bò sẽ bị nhiễm độc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

do axit và sẽ không cho tăng trọng. Các tác giả cho rằng trở ngại khi sử dụng bột lá dừa và bã làm thức ăn cho gia súc nhai lại liên quan phần lớn đến hàm lượng các axit hữu cơ mà cơ bản là axit lactic và oxalic, phôt pho và một số khoáng khác cũng thiếu trầm trọng so với nhu cầu của gia súc.

Nghiên cứu tiếp theo của Rodriguez, 1983 (trích tài liệu của Preston và Leng, 1987) [51] tại Mexico đã cho kết luận: Khi sử dụng bột thịt lá cây dừa sợi làm thức ăn cho loài nhai lại, trước tiên phải chú ý tới việc tối ưu hóa hệ sinh thái dạ cỏ và sau đó khắc phục tỷ lệ protein/năng lượng và protein thoát qua. Chỉ sau hai bước đó, các khoáng bổ sung mới có thể hấp thu được.

Hall, Nagy và Berry (1975) [43] cũng đã tiến hành thí nghiệm và xác định lợi ích của việc sử dụng nguồn lá sắn (thường bị bỏ phí) làm thức ăn cho bò. Tác giả cho biết: khi hỗn hợp lá sắn với rơm lúa trong khẩu phần cho bò thịt đã làm tăng lượng vật chất khô ăn vào/100kg thể trọng so với lô đối chứng ăn toàn rơm (2,6kg với lô đối chứng ăn rơm lúa không băm thái, so với 3,1 kg của lô thí nghiệm ăn hỗn hợp rơm và lá sắn). Không những tỉ lệ tiêu hóa vật chất khô cũng tăng từ 46,6% lên 53%, các chất dinh dưỡng khác như mỡ thô, protein thô, năng lượng đều tăng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh sơn la (Trang 40 - 41)