Tình hình nghiên cứu trong nước về khai thác các nguồn thức ăn

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh sơn la (Trang 37 - 40)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước về khai thác các nguồn thức ăn

sẵn có trong nuôi dưỡng và vỗ béo bò thịt

Trong những năm trở lại đây, nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu chế biến, làm tăng giá trị dinh dưỡng của phụ phẩm nông nghiệp, dự trữ và sử dụng chúng làm thức ăn cho gia súc nói chung và trâu bò nói riêng, đặc biệt vào mùa khan hiếm thức ăn thô xanh. Rất nhiều nghiên cứu về chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc đem lại kết quả tốt như: Chế biến rơm rạ bằng urê, ủ chua thân cây ngô già, thân lá cây lạc, ngọn lá sắn, bã mía ...

Việc nghiên cứu khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương trong nuôi dưỡng và vỗ béo bò thịt đã được triển khai tại tất cả các vùng, miền trên cả nước, góp phần cải thiện năng suất và hiệu quả chăn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nuôi bò thịt tại Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Kim Cương và cs (2004) [6] cho thấy: Có thể sử dụng rơm lúa kết hợp với lõi ngô, cây ngô sau thu hoạch bẻ bắp ngô như là nguồn xơ trong khẩu phần nuôi bò vỗ béo cho tăng trọng và hiệu quả kinh tế cao. Vỗ béo bò bằng khẩu phần chứa hàm lượng rỉ mật cao và 27% vật chất khô lõi bắp ngô, cho tăng trọng từ 0,70 – 0,88kg/con/ngày, bò tiêu tốn từ 8,35 – 9,56kg VCK/kg tăng trọng và lãi dòng của vỗ béo trong nghiên cứu này là từ 298.972 – 359.902 đồng/con/tháng.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch (2003) [22] chỉ ra rằng: bê Lai Sind nuôi dưỡng bằng rơm xử lý (ủ kín), với 3% vôi bột; 4% urê có tổng khối lượng vật chất khô ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ, khả năng tăng trọng tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng cao hơn rõ rệt so với các chỉ tiêu này của nuôi dưỡng bò bằng rơm không xử lý.

Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) [24] đưa ra kết luận về chế độ nuôi dưỡng bê Lai Sind kết hợp cho gặm cỏ và cho ăn rơm được bổ sung urê và bã bia sau mỗi lần cho uống dầu lạc (5ml/kg khối lượng), đã làm lượng thức ăn thu nhận, tăng tốc độ sinh trưởng của bê và đem lại lợi nhuận rõ rệt cho người chăn nuôi. Rơm ủ 4% urê kết hợp với bổ sung năng lượng bằng sắn thái lát, có khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng cho bò Lai Sind đang tăng trưởng trong trường hợp thiếu cỏ. Bã sắn từ các nhà máy tinh bột có thể ủ chua với 3% cám gạo + 0,5% muối ăn (tính theo khối lượng bã sắn); 3% rỉ mật + 0,5% muối ăn hoặc ủ với 0,5% muối, sau 21 ngày trị giá pH của tất cả các công thức ủ đều dưới 3,8 đạt yêu cầu trong thời gian dài.

Nguyễn Xuân Ba và cs (2008a) [46] cho biết: Bã sắn ủ chua có thể thay thế hỗn hợp cám gạo và bột sắn trong khẩu phần của bò sinh trưởng và nuôi dưỡng bằng khẩu phần cơ sở là rơm lúa, mà không thay đổi gì tăng trọng. Vỗ béo bò có bổ sung cám hỗn hợp bên cạnh phương pháp nuôi chăn thả, rút

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngắn thời gian nuôi vỗ béo đạt được khối lượng giết mổ dự kiến 170kg từ 278 ngày xuống còn từ 52 – 88 ngày.

Nguyễn Xuân Ba và cs (2008b) [47] cũng đưa ra khuyến cáo tỷ lệ sử dụng hiệu quả vật chât khô bột sắn trong khẩu phần ăn của bò vỗ béo chỉ nên giới hạn 0,7 – 1% khối lượng cơ thể. Khi tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần từ 1,5 lên 2,5 kg/con/ngày tăng trọng của bò tăng lên rõ rệt hơn so với khi tăng từ 2,5 lên 3kg/con/ngày (Nguyễn Xuân Trạch và Trần Văn Nhạc, 2008) [26].

Gần đây, Trương La (2009) [13] đã sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại Đắc Lắk như cỏ voi, cám gạo, sắn, ngô,.... nuôi bò thịt cho kết quả tốt.

Đỗ Thị Thanh Vân và cs (2009) [34] đã tiến hành nghiên cứu và khai thác sử dụng thân lá lạc trong vỗ béo bò Lai Sind tại tỉnh Quảng Trị, kết quả cho thấy bổ sung thân lá lạc ủ chua vào khẩu phần vỗ béo cho tăng trọng từ 0,54 – 0,94kg/con/ngày.

Lê Xuân Cương (1994) [5], nghiên cứu xử lý rơm làm tăng giá trị thức ăn nuôi bò xác định thành phần hóa học của rơm sau khi ủ với urê 2- 4%.

Nguyễn Việt Hải và cs (1994) [12], nghiên cứu xử lý rơm bằng urê và NaOH. Nguyễn Viết Hải, Lê Việt Lý, Lê Hồng Sơn (1994) [12], nghiên cứu rơm ủ theo tỷ lệ 2% urê + 5% vôi + 0,5 % muối, lượng tiêu thụ rơm ủ urê của bò tăng lên 42,9 %, làm cho mức tăng trọng 31%.

Victor J. Clarle, Lê Bá Lịch và Đỗ Kim Tuyên (1997) [36], tiến hành nghiên cứu vỗ béo bò Lai Sind, sử dụng khẩu phần ăn được phối hợp trên nền bột sắn với 70% chất khô trong khẩu phần và 10% bột ngô. Với khẩu phần này cho năng lượng trao đổi là 2899 Kcal/1kg chất khô và cho tăng trọng trung bình từ 895,5 gam/con/ngày đến 925 gam/con/ngày.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lại Thị Nhài (2006) [14], sử dụng lõi ngô nghiền trong khẩu phần vỗ béo bò Lai Sind sau 84 ngày, sinh trưởng tuyệt đối đạt 0,35 đến 0,6 kg/con/ngày.

Nguyễn Xuân Trạch và Bùi Quang Tuấn (2006) [24], sử dụng khẩu phần rơm tươi ủ urê vỗ béo bò Lai Sind kết quả tăng trọng bình quân 357,3 gam/con/ngày.

Nguyễn Xuân Trạch và cs (2000) [21], tiến hành thí nghiệm nuôi bê đang sinh trưởng cho thấy khả năng tăng trọng và lượng thức ăn thu nhận (rơm) tăng lên khi bê được nuôi bằng rơm xử lý 3% vôi, 4% urê hoặc 4% urê, 3% vôi so với rơm không xử lý được phun trực tiếp 4% urê.

Nguyễn Thị Tú và Nguyễn Trọng Tiến (2001) [49], thông báo rằng: Cho bò ăn bã mía xử lý bằng urê tăng trọng thấp hơn bò ăn rơm và thân cây ngô xử lý bằng urê.

Phạm Kim Cương, Vũ Chí Cương, Phạm Hùng Cường (2004) [7], vỗ béo bò Lai Sind bằng khẩu phần thân lá dâu tằm thay thế cho hạt bông với 4 mức lá dâu tằm khác nhau:

Khẩu phần 1: là bột sắn, rỉ mật, hạt bông, đậu tương, rơm khô, urê và khoáng; Khẩu phần 2,3,4: Tương ứng bổ sung lá dâu tằm là 5;10;15kg cho kết quả rất tốt ở khẩu phần 1 tăng trọng đạt được cả kỳ vỗ béo là 554g/con/ngày, các lô 2; 3; 4 đạt được kết quả tương ứng là 583 gam/con/ngày.

Tóm lại, các nghiên cứu trên bò được nuôi dưỡng, vỗ béo bằng phụ phẩm nông công nghiệp đã tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt, mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thân lá lạc ủ chua nuôi bò thịt tại tỉnh sơn la (Trang 37 - 40)