Các giải pháp về đảm bảo nguồn nhân lực cho các KCN

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển các khu cn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 110 - 132)

Đây là một vấn đề lớn. Theo dự báo, để đạt được các mục tiêu nêu ra về phát triển các KCN của QH, dự kiến đến 2010 các KCN sẽ thu hút khoảng 63.000- 65.000 lao động, và đến năm 2020 khoảng trên 221.000 lao động.

Mặc dù theo đánh giá của QH tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, nguồn lao động tại chỗ có chất lượng tương đối cao so với một số tỉnh khác trong vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng như trong Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Bắc. Tuy nhiên, các DN CN trong các KCN lại đòi hỏi chủ yếu lực lượng lao động có kỹ thuật và được đào tạo nghề. Có thể nói thực tế, lực lượng lao động cung cấp cho các KCN sẽ thiếu hụt. Do vậy:

– Coi việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bị thu hồi đất, cung cấp nguồn nhân lực cho KCN là một hợp phần của luận văn phát triển mỗi KCN.

– Bên cạnh việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho toàn nền kinh tế nói chung, cần có kế hoạch cũng như cơ chế chính sách để đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các KCN theo hướng tạo ra sự kết nối giữa các DN đầu tư sản xuất kinh doanh trong các KCN và các cơ sở đào tạo phát triển nghề trên địa bàn.

– Do địa hình địa lý, các khu vực dự kiến phát triển một số KCN hiện tại khá xa với các đô thị và các điểm dân cư do vậy việc đầu tư phát triển các KCN đặc biệt phải gắn với việc phát triển các khu đô thị, các điểm dân cư mới, trong đó cần đặc biệt khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân các KCN nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người lao động, đồng thời tạo cơ sở để cung cấp nguồn lao động cho các KCN.

– Phát triển các dịch vụ tư vấn cung cấp lao động đồng thời có biện pháp quản lý tốt hoạt động dịch vụ này cho các KCN: các cơ sở dịch vụ tư vấn sẽ là cầu nối giữa DN và người lao động cũng như giữa các DN và các cơ sở đào tạo lao động.

– Tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực cho các KCN nói riêng.

3.2.5. Các giải pháp tổ chức thực hiện

Phát triển các KCN trước hết phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ QH đã được phê duyệt. Để đảm bảo tổ chức thực hiện tốt QH, cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

3.2.5.1. Phổ biến QH

Công bố công khai QH các KCN đã được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Xây dựng và liên tục hoàn thiên, cập nhật Website về phát triển các KCN, trong đó có giới thiệu, phổ biến và cập nhật tình hình thực hiện QH các KCN.

3.2.5.2. Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý các KCN

Trên cơ sở các quy định chung của Chính phủ về tổ chức quản lý nhà nước đối với phát triển các KCN nghiên cứu vận dụng xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện của tỉnh. Xem xét lựa chọn các mô hình tổ chức quản lý dưới đây để kiến nghị với Trung ương cho phép tổ chức các cơ quan quản lý:

– Tăng cường năng lực, củng cố tổ chức Ban quản lý các KCN của tỉnh. Cơ quan này thực hiện chức năng và nhiệm vụ về quản lý nhà nước đối với các KCN trên cơ sở sự phân cấp của Trung ương và sự ủy quyền của các cơ quan có liên quan.

– Nghiên cứu các biện pháp quản lý phù hợp đối với loại hình KCN khác nhau. Thực tế, trên địa bàn đã và đang tồn tại hai loại hình KCN: (i) KCN được thành lập theo Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 36/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 (Nghị định này đã hết hiệu lực vào ngày 28 tháng 8 năm 2003); (ii) các KCN được thành lập không theo quy chế ban hành kèm theo Nghị định 36/NĐ-CP nói trên, ví dụ các KCN thành lập theo mô hình KCN - đô thị....

Theo Luật Đầu tư, “KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”. Hiện nay, Chính phủ vừa có Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định cụ thể về quản lý nhà nước đối với phát triển các KCN,... Các hoạt động đầu tư phát triển các KCN được thực hiện theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn kèm theo như Nghị định 108/2006/NĐ-CP và Nghị số 29/2008/NĐ-CP...

3.2.5.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý nhà nước về phát triển các KCN

Xây dựng kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, tại chỗ” trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển các KCN.

3.2.5.4. Phân công thực hiện

– Ủy ban Nhân dân tỉnh phối hợp với các Bộ quản lý ngành để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện QH sau khi đã được phê duyệt.

– Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Ban Quản lý các KCN chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban ngành liên quan, có chương trình, tiến độ cụ thể phát triển các KCN phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội và tốc độ phát triển CN trên địa bàn theo QH đã được phê duyệt và các biện pháp chính sách cụ thể đối với các KCN.

KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ

– Cho phép bổ sung các KCN dự kiến phát triển theo các giai đoạn trong luận văn này vào Danh mục QH phát triển các KCN cả nước ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt QH phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

– Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh trong vùng có liên quan phối hợp thực hiện đúng và đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển các hạng mục công trình hạ tầng trọng điểm quốc gia, các công trình hạ tầng có liên quan tới nhiều tỉnh... đặc biệt là các công trình: Đường cao tốc thành phố Hà Nội – Hạ Long, Đường 18, đường cao tốc xuyên Á Hà Nội – Lào Cai, dự án nâng cấp Quốc lộ số 2, các dự án giải quyết tổng thể các vấn đề liên quan đến môi trường liên tỉnh./.

KẾT LUẬN

Phát triển KCN là một trong những động lực để thực hiện CNH, HĐH, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng phát triển. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc các KCN trên địa bàn tỉnh là điểm quan trọng trong thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước (DDI) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm thúc đẩy tăng trưởng CN, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Chính vì vậy, luận văn "Phương hướng và giải pháp phát triển các

khu CN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020" được hoàn thành nhằm hoàn thiện lý luận về phát triển các KCN và thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó tìm ra các phương hướng và giải pháp nhằm phát triển các KCN tỉnh để thu hút các nhà đầu tư, các DN trong và ngoài nước

Luận văn đã đưa ra và giải quyết các vấn đề sau đây:

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về KCN, làm rõ nhận thức về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các KCN. Luận văn đã giới thiệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như phân tích thực trạng phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua từ năm 2002 đến nay. Qua đó, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển các KCN tỉnh.

- Căn cứ vào quan điểm phát triển các KCN, mục tiêu phát triển các KCN tỉnh đề ra các phương hướng và một số giải pháp cụ thể và giải pháp tổng hợp đến năm 2020 cùng với những kiến nghị nhằm vận dụng có hiệu quả việc phát triển các KCN tỉnh, tạo một bước tăng trưởng cao, ổn định và bền vững cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới.

Luận văn đã cố gắng phân tích, luận giải làm sáng tỏ các vấn đề và đưa ra các giải pháp có tính chất khả thi. Tuy nhiên, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (1997), Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, Hà Nội.

2. Chính phủ ( 2006), Nghị quyết số 15/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về “Điều chỉnh QH sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010”, Vĩnh Phúc.

3. Chính phủ ( 2006), Nghị định số 108/2006/ND-CP về: “ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư”, Hà Nội.

4. Chính phủ ( 2008), Nghị định số 29/2008/ND-CP ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Hà Nội.

5. Chính sách kinh tế-xã hội ( 2006), Nxb Khoa học và kỹ thuật.

6. TS.Trần Ngọc Hưng (2006), Các cơ chế, chính sách và giải pháp để tập trung giải quyết mục tiêu đến năm 2010 tất cả các KCN,KCX đều có trung tâm xử lý nước thải tập trung, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.

7. Kế hoạch hóa phát triển kinh tế-xã hội, Nxb Thống kê năm 2006. 8. Luật doanh nghiệp năm 2005.

9. Luật đầu tư năm 2005.

10. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2006

11. Sở tài nguyên môi trường tỉnhVĩnh Phúc (2005): “ Báo cáo điều chỉnh QH sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010”, Vĩnh Phúc

12. Sở Kế hoạch và đầu tư Vĩnh Phúc (2005): “Báo cáo điều chỉnh QH tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng 2020”, , Vĩnh Phúc.

13. Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc (2005): “ Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 2006-2010”, Vĩnh Phúc

14. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2005): Quyết định số 904/2005/QĐ-UBND ngày 06/4/2005 của về việc phê duyệt điều chỉnh QH tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc.

15. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, Nxb Chính trị quốc gia.

16. Viện Chiến lược phát triển (2005) :“QH tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, tầm nhìn 2020”, Hà Nội 17. Website: http://www.cpv.org.vn/ 18. Website: http://www.baovinhphuc.com.vn/ 19. Website: http://www.khucongnghiep.com.vn/ 20. Website: http://www.skhdtvinhphuc.gov.vn/ 21. Website: http://tailieu.vn/ 22. Website: http://www.vinhphuc.gov.vn/ 23. Website: http://vietbao.vn/

Biểu 1. Danh mục các KCN phát triển đến năm 2020 STT Tên KCN Diện tích (ha) Trong đó Đất trồng

lúa (ha) Tỷ lệ (%) Đất khác (ha) Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A Các KCN đã thành lập và đã có chủ trương 1 Kim Hoa 50 50 100,0 0 0,0 Đã thành lập 2 Khai Quang: 262 18,5 7,1 244 92,9 Đã thành lập 3 Bình Xuyên: 271 148,2 54,7 123 45,3 Đã thành lập 4 Bá Thiện: 327 162 49,5 165 50,5 Đã thành lập 5 Bình Xuyên II 700 500 71,4 200 28,6 Đã có chủ trương 6 Bá Thiện II 350 138,1 39,5 212 60,5 Đã có chủ trương 7 Chấn Hưng: 131 118 90,1 13 9,9 Đã có chủ trương 8 Hội Hợp 150 120 80,0 30 20,0 Đã có chủ trương

9 Sơn Lôi 300 150 50,0 150 50,0 Đã có chủ trương

Tổng 2.541 1.405 55,3 1.136 44,7

B Dự kiến bổ sung QH mới đến năm 2015

1 Phúc Yên 150 140 93,3 10 6,7

2 Nam Bình Xuyên 380 280 90,9 100 9,1

5 Tam Dương II (Giai đoạn I) 1.000 250 25,0 750 75,0 Các xã: Đồng Tĩnh, Tam Quan, Đại Đồng, Hoàng Hoa, Hướng Đạo – huyện Tam Dương

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

6 Chấn Hưng II (Yên Bình) 500 350 70,0 150 30,0

7 Tân Tiến – Yên Lập 116 116 100,0 0 0,0

C Dự kiến bổ sung QH mới giai đoạn 2015 đến năm 2020

8 Cao Đại 300 250 83,3 50 16,7

9 Lập Thạch 150 50 33,3 100 66,7 Thuộc xã Đình Chu, huyện Lập Thạch

10 Sông Lô I 250 45 18,0 205 82,0 Các xã: Đức Bác, Đồng Thịnh, huyện Sông Lô

11 Sông Lô II 180 20 11,1 160 88,9 Thuộc xã Cao Phong, huyện Sông Lô

12 Vĩnh Tường 300 200 66,7 100 33,3

13 Lập Thạch II 1.000 250 25,0 750 75,0 Các xã: Xuân Lôi, Tiên Lữ, Tử Nhu, Bàn Giản 14 Thái Hoà, Liễn Sơn, Bàn Giản 300 100 33,3 200 66,7

Tổng bổ sung (đến 2015) 3.096 1.066 34,4 2.030 65,6

Tổng quy mô đến 2015 5.637 2.471 43,8 3.167 56,2

Tổng bổ sung đến 2020 5.576 1.981 35,5 3.595 64,5

(không kể huyện Mê Linh –một số diện tích đã được sử dụng để thành lập các KCN)

TT Khu vực Diện

tích (ha)

Đất lúa

(%) Ghi chú

1 Thị xã Phúc Yên 280 96,4 Xuân Hoà

2 Huyện Bình Xuyên 3.048 68,8 Các xã: Đạo Đức, Phú Xuân; Sơn Lôi, Thiện Kế, Trung Mỹ 3 Thành phố Vĩnh

Yên

492 44,4 Các phường: Khai Quang, Hội Hợp

4 Vĩnh Tường 2.047 84,7 Các xã: Vân Xuân, Tử Trung, Đại Đồng, Tân Tiến, Yên Lập, Chấn Hưng, Yên Bình, Cao Đại 5 Tam Dương 2.731 24,2 Các xã: Hợp Thịnh, Thanh Vân,

Xã Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Hoa, Hợp Hòa, Hướng Đạo…

6 Lập Thạch & Sông Lô

850 25,3 Các xã: Đình Chu, Cao Phong, Đức Bác, Đồng Thịnh, Bàn Giản, Liễn Sơn, Thái Hòa

7 Tổng diện tích 9.448 55,0 Trong đó: - Đã thành lập KCN & có chủ trương thành lập 2.091 54,3 - Diện tích có thể thành lập mới 7.357 55,2

Nguồn: Ban quản lý KCN, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

Biểu 3. Dự báo dân số toàn tỉnh đến 2010 và 2020

(bao gồm di cư cơ học đến Vĩnh Phúc11, không kể huyện Mê Linh)

11 Lực lượng di cư cơ học đến Vĩnh Phúc chủ yếu là tham gia vào lực lượng lao động do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng từ do phát triển CN và dịch vụ hiện tại và trong giai đoạn sắp tới.

Tổng số (1000 người) 1.007 1.099 1.390

1 Dân số đô thị 174 277 842

2 Dân số nông thôn 833 822 548

3 Tỷ lệ đô thị hóa (%) 17,3 25,2 60,5

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Tính toán của luận văn.

Bảng 4. Dự báo nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh đến 2010 và 2020

TT Ngành 2007 2010 2015 2020

1 Nguồn lao động (103 người) 675 737 850 967

2 Dân số trong độ tuổi 650 703 822 943

3 Cơ cấu sử dụng lao động 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

2.1 Nông, lâm, ngư nghiệp 55% 38% 27% 19%

2.2 CN và xây dựng 21% 33% 37% 43%

2.3 Dịch vụ 24% 29% 36% 38%

Nguồn: Niên giám thống kê; QH tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, tầm nhìn 2020

một tỉnh CN – dịch vụ vào những năm 2020

TT Nội dung Tiêu chí Chỉ tiêu phấn

đấu năm 2020 1 Về cơ cấu Tỷ trọng CN + Xây dựng trong GDP (%) 60-6512 Tỷ trọng MGO/GO (%) 87-90 Tỷ trọng VA/GO (%) 20-25 2 Về thiết bị công nghệ

Tốc độ đổi mới công nghệ (%) 20 Tỷ trọng GO ứng dụng công nghệ cao (%)

50

3 Về mức độ hội nhập kinh tế

Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao/xuất khẩu CN (%)

80

4 Về Lao động Lao động CN/tổng lao động (%) 35-37 Lao động CN được đào tạo/tổng lao

động (%)

70

Lao động trình độ cao/tổng lao động 30 5 Về vai trò động

lực

Tốc độ tăng năng suất lao động (%) 10.5 Số việc làm tăng thêm từ 1 việc làm CN

2

6 Về phân bố CN Tỷ trọng GO của KCN, CCN/GO (%) 75 7 Về môi trường Tỷ trọng rác thải CN được xử lý, tái

chế (%)

95

8 GDP/người 7.000-7.500

USD

Bảng 6. Một số tiêu chí cơ bản của một tỉnh CN (về CN)

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển các khu cn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 110 - 132)