Các yếu tố nguồn lực kinh tế xã hội cho phát triển CN và KCN

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển các khu cn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 50 - 69)

2.2.2.1. Nguồn lực cho phát triển CN và KCN

Dân số và nguồn nhân lực có chất lượng khá là yếu tố thuận lợi lớn để phát triển kinh tế - xã hội, phát triển CN và KCN nói riêng.

1.Dân số:

− Quy mô:

Năm 2006 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.180,4 ngàn người, trong đó dân số nam chiếm khoảng 48,5%, nữ chiếm khoảng 51,5%. Dân số sống ở khu vực thành thị chiếm khoảng 14,4%, khu vực nông thôn khoảng 85,6%. Mật độ dân số trung bình 860 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2% (năm 2006) với tỷ lệ sinh giảm xuống đạt tỷ lệ 16,12%o. Tỷ lệ tăng dân số chung năm 2006 là 0,99%, đây là một tỷ lệ tăng vừa phải, trong giai đoạn 2000-2006 bình quân mỗi năm tăng gần 11,7 ngàn người. Các dữ liệu trên cho thấy tỷ lệ tăng tự nhiên lớn hơn tỷ lệ tăng dân số chung và tương đối cao, như vậy, hàng năm có một lượng đáng kể dân cư tỉnh Vĩnh Phúc di cư cơ học ra ngoài tỉnh. Trong giai đoạn đến năm 2010 và 2020, thực hiện chiến lược phát triển dân số Quốc gia, cần tiếp tục khống chế và giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.

khoảng 997,5 ngàn người. Trong đó: dân số nam khoảng 48,41%, nữ khoảng 51,59%. Dân số đô thị chiếm khoảng 17,05%, nông thôn 82,95%. Tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô thị hóa ở Vĩnh Phúc sẽ cao hơn nếu không kể đến huyện Mê Linh (17,05% so với 14,4%). Theo số liệu mới nhất, năm 2007, dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc (không bao gồm huyện Mê Linh) là 1.007 ngàn người. Trong đó, dân số thành thị là 174 ngàn người, chiếm 17,28%; dân số nông thôn là 833 ngàn người, chiếm tỷ lệ 82,72%.

Theo báo cáo “Điều chỉnh QH tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, “Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2006-2010” dự báo đến năm 2010 dân số Vĩnh Phúc (bao gồm cả Mê Linh) là 1.240 ngàn người, đến năm 2020 dân số Vĩnh Phúc khoảng 1.360. Cơ cấu dân số giai đoạn 2006-2010 chuyển dịch nhanh chóng, dân số đô thị sẽ tăng bình quân 8%/năm, đến năm 2010 dân số thành thị là 250 ngàn người chiếm 20,2%, dân số nông thôn là 990 ngàn người chiếm 79,8%. Đến năm 2020 dân số Vĩnh Phúc khoảng 1.360 ngàn người; trong giai đoạn 2011-2020 dân số đô thị sẽ tăng bình quân 11,6%/năm, đến năm 2020 dân số thành thị là 748-750 ngàn người chiếm 55%, dân số nông thôn là 612 ngàn người chiếm 45%.

Nếu không tính huyện Mê Linh, cùng với việc thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đảm bảo giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống dưới 0,8% vào năm 2020, dự báo: đến năm 2010 dân số Vĩnh Phúc dưới 1.038 ngàn người, năm 2015 dưới 1.085 ngàn người và năm 2020 dưới 1.130 ngàn người. Trong những năm tới cùng với việc đẩy mạnh phát triển CN, thực hiện mục tiêu CN hoá, dự báo có một lượng đáng kể lao động ngoài tỉnh đến Vĩnh Phúc làm việc (trong các KCN và các hoạt động kinh tế – xã hội khác ngoài các KCN...) dự báo dân số Vĩnh Phúc được trình bày trong Bảng 5 dưới đây.

Bảng 2.5: Dự báo dân số toàn tỉnh đến 2010 và 2020 (bao gồm di cư cơ học đến Vĩnh Phúc4, không kể huyện Mê Linh)

4 Lực lượng di cư cơ học đến Vĩnh Phúc chủ yếu là tham gia vào lực lượng lao động do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng từ do phát triển CN và dịch vụ hiện tại và trong giai đoạn sắp tới.

Tổng số (1000 người) 1.007 1.099 1.390

1 Dân số đô thị 174 277 842

2 Dân số nông thôn 833 822 548

3 Tỷ lệ đô thị hóa (%) 17,3 25,2 60,5

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Tính toán của luận văn.

− Đặc điểm dân số:

Quy mô dân số ở mức trung bình, dân số của tỉnh tương đối trẻ. Theo số liệu báo cáo năm 2007 (không bao gồm huyện Mê Linh), quy mô dân số ở mức xấp xỉ 1 triệu người; lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao, trên 64,55% dân số.

Trình độ học vấn của người dân Vĩnh Phúc tương đối cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm cao, tiểu học và THCS đạt trên 99%; THPT đạt trên 95%; số học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh đều tăng và hàng năm tỉnh đều có học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Vĩnh Phúc là tỉnh xếp thứ 16 trong 61 tỉnh thành phố về tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng. Tỷ lệ lưu ban bỏ học các cấp dưới 1%. Năm 2002, là tỉnh thứ 13 được công nhận phổ cập THCS, sớm hơn so kế hoạch 1 năm.

Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên ngày càng được chú trọng và quan tâm đầu tư. Giáo dục thường xuyên và dạy nghề đã góp phần giảm tải sức ép học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường PTTH công lập. Các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh hàng năm được đầu tư bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy và đội ngũ giáo viên; chất lượng giảng dạy được nâng lên. Do đó, đã thu hút được số lượng học sinh ngày càng nhiều.

Có thể nói chất lượng dân số ngày càng được cải thiện đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện QH kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 và năm 2020.

2.Nguồn nhân lực cho phát triển CN

Theo số liệu dân số ở trên, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao trên 64,55% vào năm 2007. Trong những năm tới lực lượng lao động sẽ

tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Đây chính là nguồn lao động quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới nhưng đồng thời cũng là áp lực lớn cho các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này.

Bảng 2.6: Dự báo nguồn lao động và sử dụng lao động toàn tỉnh đến 2010 và 2020

TT Ngành 2007 2010 2015 2020

1 Nguồn lao động (103 người) 675 737 850 967

2 Dân số trong độ tuổi 650 703 822 943

3 Cơ cấu sử dụng lao động 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%

2.1 Nông, lâm, ngư nghiệp 55% 38% 27% 19%

2.2 CN và xây dựng 21% 33% 37% 43%

2.3 Dịch vụ 24% 29% 36% 38%

Nguồn: Niên giám thống kê; QH tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010, tầm nhìn 2020

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng lao động năm 2007. Dự báo tỷ lệ này còn tiếp tục tăng lên 50% vào năm 2010; 60% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.

Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, và trong khu vực kinh tế trung ương, trong khu vực có đầu tư nước ngoài.

Cùng với tốc độ gia tăng dân số, mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển CN nói riêng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển CN, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng.

Nhận xét chung:

– Lực lượng lao động dồi dào về số lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển CN và cung cấp cho các KCN trong tương lai.

– Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển CN. Do vậy, mặc dù tỉnh có nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng lại thiếu nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng cho các KCN, các ngành sản xuất, dịch vụ đang

phát triển trong tỉnh, dẫn đến tình trạng tỉnh thừa lao động nhưng vẫn phải nhận lao động nhập cư.

2.2.2.2.Hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển các KCN

2.2.2.2.1.GT

Vĩnh Phúc có mạng lưới GT khá phát triển với 3 loại: GT đường bộ, đường sắt, đường sông. Hệ thống GT trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường GT cao. Nhiều tuyến được đầu tư đã mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.

GT đô thị và GT nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm bảo thông thương và giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài.

Tuy vậy, hệ thống GT còn những hạn chế sau:

– Chất lượng các loại đường bộ đều trong tình trạng xuống cấp. Các tuyến đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh, tỉnh lộ nhìn chung đều có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, quy mô mặt cắt nhỏ, hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của lưu lượng và tải trọng phương tiện.

– Các tuyến đường là cửa ngõ ra vào giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh bạn (đường liên tỉnh) và nối giữa các huyện với nhau (tỉnh và huyện lộ) hầu như thường xuyên ở tình trạng quá tải. Chưa nối thông được Vĩnh Phúc với Thái Nguyên. Tất cả các nút GT giữa đường bộ với đường bộ, đường bộ với đường sắt đều là nút giao đồng mức (chỉ có 1 cầu vượt đường sắt Vĩnh Yên nhưng hiệu quả GT kém);

– Các nhà ga xe lửa đã xây dựng từ khá lâu nên đang xuống cấp cần được cải tạo, nâng cấp;

– Các cảng sông đều là cảng tạm, phương tiện bốc xếp thủ công, công suất bốc xếp thấp;

– Mối liên kết giữa các tuyến đường bộ nối với các nhà ga đường sắt, các cảng sông chưa tốt vì chất lượng các đường kết nối còn kém.

Thực trạng trên có ảnh hướng không tốt đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và đặc biệt là phát triển CN và KCN.

a. GT đường bộ

tổng chiều dài 128 km, trong đó tỉnh quản lý 3 tuyến với chiều dài 89km.

Đường tỉnh có 12 tuyến với tổng chiều dài 302 km, trong đó có 89% được rải nhựa hoặc bê tông xi măng;

Đường nội thị có tổng chiều dài 81 km, trong đó 82% được rải nhựa hoặc bê tông xi măng, còn lại là đường cấp phối sỏi đồi. Đường đô thị tập trung ở thị xã Vĩnh Yên 27 km và thị trấn Tam Đảo 13 km.

Đường huyện có 96 tuyến tổng chiều dài 452 km với 45% được rải nhựa hoặc bê tông xi măng, còn lại là đường cấp phối sỏi đồi; 30% số tuyến và 30% tổng độ dài đường huyện lộ tập trung ở huyện Tam Đảo, còn lại phân bổ khá đồng đều cho các huyện.

Tổng độ dài mạng đường bộ trên địa bàn tính đến năm thời điểm hiện nay là 4.373km (bao gồm 3.410 km GT nông thôn - thôn, xã).

Theo báo cáo “Điều chỉnh QH tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng 2020”, QH GT tỉnh Vĩnh Phúc, trong giai đoạn từ nay đến 2010 và 2020, mạng lưới GT trên địa bàn Vĩnh Phúc đã và đang và sẽ được nâng cấp, hoàn thiện để đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. GT Vĩnh Phúc sẽ được phát triển theo các trục chính như sau:

− Trục QL 2A từ Hà Nội - Vĩnh Yên - Việt Trì;

− Trục QL2B từ Vĩnh Yên - Tam Đảo;

− Trục QL2C từ Vĩnh Thịnh - Quang Sơn (Lập Thạch);

− Trục đường đô thị Mê Linh từ Hoàng Kim - Đại Thịnh - Kim Hoa;

− Trục đường 310 từ Đại Lải đi Đạo Tú;

− Trục đường Nam Đầm Vạc Quất Lưu - Hợp Thịnh;

− Trục đường thị trấn Hương Canh - Sơn Lôi;

− Trục đường 301 từ Phúc Yên - Xuân Hoà;

− Trục đường Đại Lải - Tây Thiên.

− Nối sân bay Nội Bài với khu du lịch tập trung (Đại Lải Phúc Yên).

− Xây dựng mới:

Để đáp ứng nhu cầu liên kết kinh tế Vĩnh Phúc với Hà Nội và với các tỉnh trong vùng, cải thiện bộ mặt văn minh của đô thị đặc biệt là thị xã Vĩnh Yên, từ nay đến năm 2010 sẽ triển khai xây dựng mới mới đường xuyên Á Hà Nội - Côn Minh, cao tốc Hà Nội - Việt Trì đoạn qua Vĩnh Phúc theo tiêu chuẩn đường cao tốc mỗi bên có 2 làn xe mặt cắt 26m, qua Phúc Yên – Bình Xuyên – Vĩnh Yên – Tam Đảo – Lập Thạch.

− Cải tạo và nâng cấp:

+ Nâng cấp QL2 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng đoạn từ km 38+600 –km 51 giáp Phú Thọ, đoạn từ km 13 - km 31 đạt cấp đường đô thị, trong đó, giai đoạn đến năm 2005 mở rộng mặt cắt 37m và giai đoạn 2005-2010 mở rộng 57m

+ Mở tuyến tránh QL2 đoạn qua Vĩnh Yên về phía Nam từ Quất Lưu - Đồng Văn;

+ Nâng cấp QL2B nối từ QL2 đi khu nghỉ mát Tam Đảo đoạn từ km0-km13 đạt tiêu chuẩn đường phố chính, có mặt cắt 36,5m; đoạn từ km13-km25 đạt tiêu chuẩn đường cấp VI.

+ Nâng cấp QL2C (từ QL32 thị xã Sơn Tây - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang) nối từ thị xã Vĩnh Thịnh qua QL2 đi huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang; Để nối Vĩnh Thịnh - Hà Tây, mở rộng bến phà Vĩnh Thịnh nối với Hà Tây và chuẩn bị xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trước năm 2010.

+ Nâng cấp QL23 (Chèm - Phúc Yên) đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng để kết nối với Hà Nội

1. Tỉnh lộ:

− Xây dựng mới:

Kéo dài các đường tỉnh lộ 304, 305, 305B, 306, 302 và 301.

− Nâng cấp:

+ Nâng cấp các tuyến đường tỉnh 302B, 306, 307, 308, 309, 305C, 302 từ km9 - km19 với chiều dài 123km đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV. Đường tỉnh 310 đạt tiêu chuẩn đường phố chính mặt cắt 36,5m. Đường tỉnh 301 đạt cấp III đồng bằng; Đường tỉnh 302 đoạn km0 - km 9+500 đạt tiêu chuẩn đường phố chính

mặt cắt 36,5m; đoạn còn lại từ km1+500-km9 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, có lớp mặt bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa

+ Mở các tuyến nối từ Tỉnh lộ vào KCN .

b. GT đường sắt

Trên lãnh thổ tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 6/9 huyện thị (Mê Linh, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Tam Dương và Vĩnh Tường) với 41 km và 6 nhà ga, trong đó, có 2 ga chính là Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với Trung Quốc.

c. GT đường thủy:

Tỉnh có hai tuyến sông chính cấp II do TW quản lý là sông Hồng (41km) và sông Lô (34km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có trọng tải không quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27km) và sông Phó Đáy (32km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn.

Hệ thống cảng hiện có 3 cảng là Chu Phan và Vĩnh Thịnh trên sông Hồng, cảng Như Thụy trên Sông Lô.

Hướng phát triển sắp tới: Xây dựng cảng Vĩnh Thịnh, Như Thụy hoặc Hải Lựu, Chu Phan thành các cảng lớn. Hệ thống cảng sông đang được đẩy mạnh đầu tư tạo thêm điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải và gián tiếp tác động đến phát triển các KCN trên địa bàn.

2.2.2.2.2.Hệ thống cấp điện

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được QH và đầu tư đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển các KCN của tỉnh.

Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh đã cùng Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

chữa giảm nhiều.

Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của tỉnh Uỷ, các cấp chính quyền tỉnh và sự ủng hộ của nhân dân, ngành điện đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển các khu cn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 50 - 69)