triển các KCN
– Tăng cường công tác quản lý môi trường trong KCN:
+ Tổ chức tốt hoạt động quản lý môi trường trong các KCN theo sự phân cấp và ủy quyền đối với cơ quan quản lý các KCN.
+ Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý môi trường trong các KCN.
+ Sớm xây dựng và ban hành quy chế, nội quy về bảo vệ môi trường đối với hoạt động của các KCN. Nghiên cứu xây dựng quy chế khuyến khích các DN đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, cũng như trang thiết bị xử lý các tác động môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Trên cơ sở QH, kế hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh tổ chức xây dựng và thực hiện QH môi trường của các KCN.
– Ngoài việc bảo đảm hệ thống xử lý nước thải CN ngay trong quá trình đầu tư phát triển hạ tầng KCN cần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong tỉnh xây dựng QH xử lý chất thải rắn qua hệ thống thu gom và xử lý tập trung.
– Tỉnh cần triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải CN; hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng KCN các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường.
– Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường trong các KCN:
+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường với Ban quản lý.
+ Cần coi đây là yêu cầu bắt buộc đối với các KCN. Thông qua hệ thống quan trắc môi trường có thể đánh giá kịp thời, chính xác, và kiểm soát được tình trạng chất lượng môi trường cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các KCN.
– Xây dựng cơ chế để hình thành DN dịch vụ môi trường phục vụ cho các hoạt động của các KCN:
DN dịch vụ môi trường có thể cung cấp các dịch vụ về:
+ Thu gom và xử lý chất thải;
+ Dịch vụ quan trắc môi trường;
+ Dịch vụ đào tạo và giáo dục về môi trường;
+ Dịch vụ cung cấp thông tin về môi trường;
+ Dịch vụ kiểm toán môi trường...
DN dịch vụ môi trường có thể được thành ban đầu trên cơ sở hỗ trợ của Nhà nước sau đó được đảm bảo hoạt động trên cơ sở phí môi trường do các DN hoạt động sản xuất kinh doanh CN tại các KCN.