3.1.2.1.Mục tiêu và phương hướng chung phát triển kinh tế-xã hội
3.1.2.1.1.Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 và tầm nhìn 2025-2030
Ngày 14 tháng 4 năm 2006, tại kỳ họp thứ VI, khóa XIV, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐND về “Kế họach phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010” trong đó xác định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế – xã hội tỉnh như sau:
“Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; khai thác có hiệu quả nguồn lực đầu tư cho phát triển. Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển CN làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là mũi nhọn. Đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; thựchiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.
Phấn đấu có đủ yếu tố cơ bản của tỉnh CN vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”.
Mục tiêu “Phấn đấu có đủ yếu tố cơ bản của tỉnh CN vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI” có thể coi là định hướng cơ bản cho việc nghiên cứu xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp đảm bảo thực hiện, trong đó có phát triển CN và KCN.
Rất tiếc cho đến nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. Tuy nhiên có thể xác định như sau: Mục tiêu tổng quát đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho giai đoạn đến 2020 là xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một thành phố CN, dịch vụ, là một trong những trung tâm CN, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh”.
a. Với tầm nhìn và mục tiêu dài hạn tới những năm 2025 và 2030 Vĩnh Phúc trở thành thành phố, có thể khái quát một số tiêu chí (chủ yếu là định tính) phải đạt đến dưới đây.
1. Nhóm tiêu chí theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại và cấp quản lý đô thị:
– Vĩnh Phúc trở thành thành phố với chức năng là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối GT, giao lưu trong nước… có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng lãnh thổ liên tỉnh: bao gồm các tỉnh dọc theo hành lang hợp tác kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc, và các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Hà Giang trong mối quan hệ chặt chẽ với Hà Nội và các tỉnh khác ở Bắc Bộ.
– Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; – Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; – Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên;
– Mật độ dân số bình quân từ 12.000/km2 trở lên.
2. Ngoài quy định nêu trên, thành phố Vĩnh Phúc có những đặc thù riêng với các tiêu chí có tính định hướng sau:
– Vĩnh Phúc là đô thị ở đó phát triển các ngành sản xuất có hàm lượng chất xám cao (phát huy tri thức), thâm dụng công nghệ, có giá trị gia tăng cao;
– Vĩnh Phúc là đô thị cộng sinh với môi trường tự nhiên, đô thị “xanh”; – Hệ thống kết cấu hạ tầng đuợc đầu tư hoàn chỉnh và hiện đại;
– Khu vực nông thôn ngoại vi có kết cấu hạ tầng phát triển, đảm bảo văn minh đô thị với sự phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản với trình độ cao, chất lượng cao…
b. Căn cứ theo mục tiêu tổng quát với tầm nhìn đến những năm 2025 và 2030, trên cơ sở tổng hợp và phân tích những nghiên cứu chung về phát triển kinh tế - xã hội (trong và ngoài nước), dự kiến đến khoảng năm 2020, Vĩnh phúc sẽ thực hiện được một số tiêu chí cơ bản của một tỉnh CN, cụ thể như trong Bảng dưới đây5. Các tiêu chí chung đối với một tỉnh CN trình bày trong phần Phụ Lục.
Bảng 3.1: Một số tiêu chí cơ bản của Vĩnh Phúc hướng tới mục tiêu trở thàn một tỉnh CN – dịch vụ vào những năm 2020
TT Nội dung Tiêu chí Chỉ tiêu phấn đấu
năm 2020 1 Về cơ cấu Tỷ trọng CN + Xây dựng trong GDP
(%)
60-656
Tỷ trọng MGO/GO (%) 87-90
Tỷ trọng VA/GO (%) 20-25
2 Về thiết bị công Tốc độ đổi mới công nghệ (%) 20 Tỷ trọng GO ứng dụng công nghệ cao
(%)
50
3 Về mức độ hội nhập kinh tế
Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao/xuất khẩu CN (%)
80 4 Về Lao động Lao động CN/tổng lao động (%) 35-37
Lao động CN được đào tạo/tổng lao động (%)
70 Lao động trình độ cao/tổng lao động 30 5 Về vai trò động Tốc độ tăng năng suất lao động (%) 10.5
Số việc làm tăng thêm từ 1 việc làm CN
2 6 Về phân bố CN Tỷ trọng GO của KCN, CCN/GO (%) 75
7 Tỷ trọng rác thải CN được xử lý, tái
chế (%)
95
8 GDP/người 7.000-7.500 USD
Mục tiêu và phương hướng chung phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền
5 Các tiêu chí trình bày ở đây chủ yếu liên quan và làm căn cứ cho xác định mục tiêu và bước đi trong phát triển CN, làm tiền đề để nghiên cứu phát triển các KCN.
6 Tiêu chí này được xem là mức tối thiểu cần đạt để đảm bảo trở thành một tỉnh CN. Theo báo cáo Điều chỉnh QH phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, tiêu chí này được xác định là 60-65%. Tuy nhiên, để đảm bảo một cơ cấu kinh tế bền vững hơn cần có sự phát triển hài hòa của khu vực dịch vụ và như vậy tỷ trọng CN & xây dựng trong GDP lên tới 60-65% là quá cao.
vững hướng tới một tỉnh CN hoá trong thời kỳ tới năm 2020 đòi hỏi phát triển mạnh CN và dịch vụ tỉnh Vĩnh Phúc.
3.1.2.1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản7 (không bao gồm huyện Mê Linh)
Mặc dù chưa có những nghiên cứu đưa ra những mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh cho giai đoạn đến năm 2020, nhưng trong khuôn khổ luận văn này mục tiêu tổng quát đã nêu trên được cụ thể hóa cho các giai đoạn như sau:
− Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể đến năm 2010, 2015 và năm 2020: + Tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn 2006-2010 trên 16%8.
+ Giai đoạn 2011 - 2015 đạt tốc độ tăng khoảng 16-17%.
+ Giai đoạn 2016 - 2020 đạt tốc độ tăng khoảng 13-14%.
+ GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đến năm 2010 đạt khoảng 1.350- 1.400 USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2006, đến năm 2020 đạt khoảng 7.000- 7.500USD, gấp khoảng trên 6 lần so với năm 2010.
− Tạo ra sự chuyển dịch mạnh hơn nữa về cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực CN và dịch vụ; phát triển các ngành có chất lượng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Cơ cấu kinh tế vào năm 2010 sẽ được hình thành theo hướng tăng tỷ trọng CN, giảm nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ; Giai đoạn 2010 - 2020 tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh.
+ Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế đến năm 2010 được dự báo là CN và xây dựng: 65,4%, dịch vụ: 23,4% và nông lâm ngư nghiệp: 11,2%. Đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ tăng lên khoảng 33%, nông lâm ngư nghiệp 7%, CN và xây dựng 60%.
− Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu năm 2010 khoảng 1 tỷ USD. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006-2010 khoảng 30%, đến năm 2020 xuất khẩu đạt khoảng 8-10 tỷ USD.
7 Do chưa có QH tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, các mục tiêu đưa ra căn cứ vào “Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 5 năm 20006-2010” và một số định hướng phát triển đến năm 2020 (có điều chỉnh) trong đề án “Rà soát, điều chỉnh QH tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”.
8 Mục tiêu đã được điều chỉnh theo tình hình và xu thế gần đây. Mục tiêu được Hội đồng Nhân dân tỉnh phê chuẩn trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 là 14-14,5%.
− Thực hiện vốn đầu tư xã hội và phát triển giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 4-5 tỷ USD (giá 1994)9; giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 15 tỷ USD.
− Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con người là đối tượng quan tâm hàng đầu, và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 50% vào năm 2010 và khoảng 70% vào năm 2020. Tạo đủ việc làm cho người lao động, tỷ lệ lao động không có việc làm khoảng 4-6% vào năm 2020.
3.1.2.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển CN
− Ngành CN tỉnh Vĩnh Phúc cần phải đựơc phát triển nhanh, mạnh theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương VII về CN hóa, hiện đại hóa hướng tới trở thành một trung tâm CN lớn. Quá trình phát triển CN tỉnh Vĩnh Phúc phải khơi dậy và huy động được mọi nguồn lực nội sinh và tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực ngoại sinh tạo ra sự phát triển sôi động trong các hoạt động sản xuất CN, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia bình đẳng vào phát triển CN.
− Chuyển đổi dần cơ cấu CN theo các hướng: đa dạng hoá sản phẩm, hình thành các ngành nghề mới, sản phẩm mới; tăng cường kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài; tham gia vào mạng lưới CN ASEAN (AICO) và thế giới; tham gia tích cực vào hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Ưu tiên thu hút các ngành CN công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững chung của toàn nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận đặc biệt là Thủ đô Hà Nội như: điện tử – viễn thông, cơ khí, vật liệu xây dựng (các trang bị nội thất), chế biến thực phẩm...
− Đối với các DN đã có cần phải tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ để tăng năng suất, hạ giá thành nhằm đứng vững, và mở rộng thị phần trong cạnh tranh, nhất là sau năm 2006 khi Việt Nam thực hiện CEPT và thực hiện các cam kết của WTO.
9 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 xác định thu hút vốn đầu tư khoảng 650-700 triệu USD FDI (đăng ký) và 50.000-52.000 tỷ đồng vốn trong nước (tương đương với khoảng 3,5-4 tỷ USD).
− Đối với các DN phát triển mới ngay từ đầu phải có quan điểm tiếp nhận công nghệ tiên tiến, đón đầu, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định hướng phát triển và lựa chọn các dự án đầu tư và công nghệ.
− Phát triển và phân bố CN phải trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, lao động và đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Kết hợp chặt chẽ các loại quy mô, loại hình sản xuất. Ưu tiên phát triển các KCN và bố trí các dự án CN vào các KCN, hạn chế tối đa phát triển các dự án CN ngoài các KCN.
Bảng 3.2: Dự báo tăng trưởng CN đến 2015-202010
TT Danh mục 2006 2010 2015 2020
1 GO-CN 17.988 39.499 82.996 139.776
2 VA- CN (Giá so sánh 1994-tỷ đ) 3.178 7.120 17.716 31.162 2 Tốc độ tăng trưởng VA 2003-2006 2007-2010 2011-2015 2016-2020
24,4% 22,3% 20,0% 12,0%
Nguồn: “Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006-2010”, “Điều chỉnh QH tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”
và tính toán của luận văn.
3.1.2.3.Mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Mục tiêu phát triển các KCN Vĩnh Phúc đến năm 2020 là:
“Hình thành hệ thống các KCN hợp lý trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN, tăng tỷ lệ đóng góp của CN (đặc biệt là các KCN) trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh”.
3.1.2.4. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 (không bao gồm huyện Mê Linh)
3.1.2.4.1.Về phát triển các KCN và quy mô KCN
– Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào 05 KCN hiện đã thành lập,
– Thành lập các KCN đã có trong danh mục QH phát triển các KCN tại Quyết định 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 và các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương;
– Phát triển thêm một số KCN mới (chưa có trong danh mục QH phát triển các KCN tại Quyết định 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006), nâng tổng quy mô diện tích các KCN khoảng 7.860 ha vào năm 2020.
– Thu hút đầu tư phát triển sản xuất CN tại các KCN theo hướng lựa chọn các ngành CN có trình độ công nghệ cao, ít phế thải, thân thiện môi trường; hình thành các cụm KCN điện tử, cơ khí chế tạo… có quy mô lớn có ý nghĩa toàn vùng và cả nước.
– Nghiên cứu chuẩn bị về dự trữ đất đai, phát triển hạ tầng để phát triển thêm các KCN (ngoài các KCN đã xác định) khi có điều kiện, dự kiến quy mô diện tích các KCN trên địa bàn tỉnh ổn định vào khoảng 8.500-9.000ha.
3.1.2.4.2. Các chỉ tiêu phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN trong giai đoạn 2008 - 2015
– Tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN đã được thành lập.
– Thành lập các KCN đã được chấp thuận về chủ trương phát triển, nâng tổng diện tích các KCN lên khoảng 2.284ha.
– Xin chủ trương Chính phủ bổ sung QH một số KCN với tổng diện tích khoảng 3.130ha) nâng tổng diện tích KCN đã thành lập và được chấp thuận chủ trương đầu tư lên khoảng 5.414ha vào năm 2015.
– Thu hút (tăng thêm) các nguồn vốn đầu tư hạ tầng đạt khoảng 240-300 triệu đô la Mỹ.
– Thu hút (tăng thêm) khoảng 6,5-7,5 tỷ USD vốn đầu tư sản xuất trong các KCN; Nâng hiệu quả sử dụng đất CN bằng thu hút các DN có suất đầu tư cao trên một ha đất CN.
– Giá trị sản xuất CN của các KCN:
Giá trị sản xuất CN tại các KCN dự kiến tăng nhanh do đẩy nhanh tốc độ thu hút đầu tư, bố trí sản xuất tập trung trong các KCN. Tỷ lệ đóng góp của CN trong các KCN tăng từ khoảng 6,4% năm 2006 lên tới khoảng trên 44% so với giá trị sản
xuất CN vào năm 2010 và khoảng 61% vào năm 2015.