Tổng quan phát triển CN tỉnhVĩnh Phúc

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển các khu cn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 29 - 33)

1. Tăng trưởng CN

CN Vĩnh Phúc có một cơ cấu với sự có mặt của một số ngành CN chế tác quy mô lớn như: cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm... trong đó CN cơ khí chế tạo ô tô, xe máy, chế biến thực phẩm là những ngành CN tạo ra nguồn thu ngân sách lớn nhất của tỉnh, quyết định quy mô, vị thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh trong địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.

Giá trị gia tăng (VA) ngành CN những năm gần đây (thời kỳ 2002-2007) luôn tăng trưởng ở mức rất cao, năm thấp nhất (2006) đạt 22,32%, năm cao nhất (2007) đạt 38,55%. Năm 2006 giá trị gia tăng ngành CN (theo giá so sánh 1994) 3637,8 tỷ đồng, ước tính năm 2007 có sự gia tăng mạnh mẽ đạt khoảng 5.040 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất CN (GO) trên địa bàn tỉnh năm 2007 (giá so sánh năm 1994) đạt là 28.718 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002-2007 khoảng 30%/năm.

Nếu không tính huyện Mê Linh, VA CN năm 2007 (giá so sánh 1994) đạt khoảng 4.710 tỷ chiếm 93,5% VA CN toàn tỉnh bao gồm cả huyện Mê Linh.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng trong tỉnh, CN tỉnh Vĩnh Phúc vẫn bao gồm các sản phẩm có giá trị gia tăng chưa cao. Tỷ lệ chi phí trung gian trong GO CN năm 2006 là 81,28%, năm 2007 tỷ lệ này có xu hướng tăng chút ít là 82,45%. Điều này phản ánh đúng thực tế một số sản phẩm CN chủ yếu của tỉnh vẫn là các sản phẩm lắp ráp, có tỷ lệ nội địa hóa thấp.

Các sản phẩm CN chủ yếu tăng khá nhanh qua các năm. Trong giai đoạn 2003-2007 sản lượng ô tô tăng hơn 3 lần, xe máy tăng 3,7 lần (kèm theo đó là các linh kiện, phụ tùng cũng tăng nhanh chóng), mặt hàng dược phẩm (thuốc viên) tăng 2,26 lần…

Tính đến cuối năm 2006, trên địa bàn tỉnh có khoảng 14.649 cơ sở sản xuất CN, trong đó có 68 cơ sở khai thác mỏ, 14.579 cơ sở CN chế tác và 2 cơ sở sản xuất phân phối điện, nước.

Năm 2006 số lao động CN có khoảng 69.782 người, tăng 24.040 người so với năm 2002; bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng gần 6.000 người. Trong đó, chủ yếu tăng lực lượng lao động trong CN chế tác 24.095 người, mỗi năm tăng trên 6.000 người và trong khu vực CN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20.073 người, bình quân hàng năm trên 5.000 người.

2.Cơ cấu CN

− Cơ cấu CN theo ngành:

Cơ cấu giá trị gia tăng (VA) CN1

Nếu xét theo giá hiện hành, CN khai thác mỏ chủ yếu là khai thác vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng không đáng kể, dưới 1% và đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng từ 0,86% năm 2002 xuống 0,44% năm 2006. CN chế biến (chế tác) ngày chiếm tỷ trọng cao chiếm khoảng trên 97% và đạt tỷ trọng cao nhất vào năm 2006 là 98,13%. CN điện, nước có tỷ trọng xấp xỉ khoảng 1,6-1,7%.

Xét theo giá so sánh 1994, CN chế biến cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu CN, trên 97%.

Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) CN

Theo giá hiện hành, CN chế biến (chế tác) của tỉnh Vĩnh Phúc chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GO CN và tỷ trọng này vẫn tiếp tục gia tăng. Năm 2002, tỷ trọng CN chế tác chiếm 99,56% GO CN và tỷ trọng này năm 2006 là 99,75%. Trong khi đó tỷ trọng CN khai khoáng là 0,36% (năm 2002) giảm xuống 0,17% (năm 2006), tương tự CN cung cấp điện nước chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 0,07%.

Cơ cấu VA CN và cơ cấu GO CN tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy CN Vĩnh Phúc có sự chuyển dịch tích cực, nhìn chung phù hợp với vị trí, vị thế của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn mới của sự phát triển.

− Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Nếu xét theo giá hiện hành, CN quốc doanh Vĩnh Phúc có tỷ trọng từ 6,44% năm 2002 giảm dần còn 3,45% năm 2006. Trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu CN) giảm 85,33% năm 2002 xuống còn 80,87% năm 2006. Mặc dù khu vực CN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì tốc độ phát triển rất cao (bình quân 25,3%/năm giai đoạn 2002-2006) nhưng vẫn có sự suy giảm tỷ trọng do khu vực ngoài quốc doanh có sự phát triển vượt bậc (tốc độ bình quân giai đoạn 2002-2006 đạt tới 42,8% làm cho tỷ trọng của khu vực này trong GO CN tăng nhanh chóng từ 8,23% năm 2002 lên 15,68% năm 2006. Sự gia tăng của khu vực ngoài quốc doanh (trong nước) làm cho tỷ trọng của khu vực CN trong nước tăng nhanh hướng tới nâng cao tiềm lực CN trong nước, hướng tới một cơ cấu CN bền vững hơn.

3.Về Cơ cấu thu hút và sử dụng lao động sản xuất CN

Cùng với sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu CN một cách nhanh chóng, có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sử dụng lao động trong nền kinh tế cũng như cơ cấu lao động CN.

Năm 2003, lao động trong khu vực CN và xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc là 59,9 ngàn người (chiếm 9,44% lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế tỉnh) thì đến năm 2006, lực lượng lao động CN và xây dựng là 122,8 ngàn người (chiếm 19,34% lực lượng lao động làm việc trong nền kinh tế tỉnh). Bình quân mỗi năm khu vực CN và xây dựng thu hút khoảng 2,1 vạn lao động. Riêng đối với ngành CN, năm 2002, tổng số lao động sử dụng là 50,04 ngàn người (bằng khoảng 90% lực lượng lao động CN và xây dựng), năm 2006 con số này tăng lên tới 78,84 ngàn người bằng khoảng 64,4% lực lượng lao động CN và xây dựng).

Tương tự như cơ cấu GO CN, CN chế tác (chế biến) chiếm tỷ trọng cơ bản trong cơ cấu lao động CN (96,9% năm 2002 và tăng lên 97,6% năm 2006). Sau 4 năm 2003-2006, ngành CN sử dụng thêm 28,8 ngàn lao động, bình quân mỗi năm tạo ra 7,2 ngàn chỗ làm việc mới.

tư phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng đầu tư phát triển kinh tế –xã hội nói chung (đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng) và đầu tư phát triển CN nói riêng, hoạt động xây dựng cơ bản phát triển nhanh chóng và thu hút một số lượng lớn lao động. Điều này làm thay đổi bộ mặt kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Về tổ chức sản xuất CN:

CN Vĩnh Phúc hiện đã và đang được sắp xếp, bố trí, tổ chức sản xuất ngày càng trở lên hợp lý và hiện đại. Sau khi tái lập tỉnh, với những cải cách tích cực, có thể nói có một “làn sóng” đầu tư vào Vĩnh Phúc đặc biệt là CN và kéo theo nó là mô hình tổ chức sản xuất CN mới hiện đại hơn.

Có thể thấy, CN Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông Nam tỉnh, bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên và Mê Linh. Thị xã Phúc Yên chiếm tới 68,8% GO CN trên địa bàn tỉnh, tiếp theo là huyện Mê Linh khoảng 11,5%, Thành phố Vĩnh Yên 8,8%, huyện Bình Xuyên 8,4%, các địa bàn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Về không gian, sự phát triển CN như những năm qua về cơ bản đã khai thác tốt về lợi thế vị trí cũng như những điều kiện về phát triển hạ tầng cũng như về đất đai cho phát triển CN. CN được bố trí phát triển chủ yếu tập trung gần các đô thị lớn trong tỉnh như Phúc Yên, Vĩnh Yên và hai huyện có vị trí tiếp giáp với hai trung tâm đô thị trên và đặc biệt là gần với Thủ đô Hà Nội, thị trường lớn và có các điều kiện về hạ tầng tốt hơn.

Có thể nói Phúc Yên đã và đang là trung tâm CN của tỉnh Vĩnh Phúc và tương lai trong sự gắn kết với Bình Xuyên, Mê Linh tạo thành vùng động lực phát triển CN của tỉnh.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2006

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu CN Vĩnh Phúc theo lãnh thổ (năm 2006)

CN Vĩnh Phúc trong những năm qua đặc trưng bởi một số dự án CN độc lập quy mô lớn với mô hình tổ chức giống như những tổ hợp CN lớn, hiệu quả như: Toyota, Honda... và gần đây là Compal.

Song song với những dự án CN lớn là sự hình thành một số KCN tập trung tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án CN quy mô nhỏ hơn. Gần đây, Vĩnh Phúc đã và đang hình thành những KCN có lớn (quy mô từ 300 – 700ha) nhằm thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn hơn.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển các khu cn trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc đến năm 2020 (Trang 29 - 33)