4. Đóng góp mới của luận văn
4.6. xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các trạng thái thảm thực vật ở KVNC
Xã San Sả Hồ là một trong 4 xã thuộc Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa. Xã San Sả Hồ với 607 hộ và 92,5% là ngƣời dân tộc H’mông. Do sống ngay trong khu vực Vƣờn Quốc gia nên sự tác động tiêu cực của ngƣời dân đến khu hệ động thực vật là rất lớn nhƣ: săn bắt động vật hoang dã làm thực phẩm hay đem bán; khai thác gỗ, dƣợc liệu; thu hái các lâm sản khác nhƣ vật liệu làm nhà, củi đun, măng tre, nấm, mật ong; đốt nƣơng làm rẫy; chăn thả gia súc tự do nhƣ trâu, bò, lợn, dê làm ô nhiễm môi trƣờng và suy thoái rừng.
Qua kết quả nghiên cứu về tính đa dạng thực vật ở xã San Sả Hồ, hoạt động quản lý và sự phụ thuộc của ngƣời dân vào tài nguyên rừng, dựa vào khả năng và tiềm năng của địa phƣơng, sau khi phân tích đánh giá cũng nhƣ các khó khăn, thuận lợi của địa phƣơng và tổng hợp ý kiến của ngƣời dân tại các cộng đồng, tham khảo ý kiến của chính quyền các cấp và của những ngƣời hoạch định chính sách, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:
4.6.1. Nâng cao nhận thức về tính đa dạng sinh học cho cộng đồng
Qua kết quả điều tra cho thấy, những hiểu biết của cộng đồng dân cƣ đang sinh sống ở xã về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn tính đa dạng sinh học là hết sức hạn chế.
84
Do vậy, để phát triển bền vững tài nguyên rừng và tính đa dạng thực vật , thì sự tham gia của của ngƣời dân là hết sức quan trọng và giáo dục để nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của tài nguyên rừng, đa dạng sinh học là hết sức cần thiết và phải đƣợc triển khai trƣớc. Các hoạt động cụ thể của giải pháp này là:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền ở cơ sở nhƣ: tổ chức hội nghị tuyên truyền tại các thôn bản, đƣa nội dung quản lý bảo vệ rừng và đa dạng sinh học vào nội dung hoạt động của các đoàn thể quần chúng địa phƣơng, xác định vai trò của nhà trƣờng trong việc bảo vệ môi trƣờng.
- Hỗ trợ các trang thiết bị tuyên truyền nhƣ: xây dựng các bản tin tuyên truyền tại các thôn, trung tâm các xã, hỗ trợ hệ thống truyền hình, phát thanh bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, hỗ trợ các phƣơng tiện nghe nhìn thông qua tiếng phổ thông và tiếng địa phƣơng.
4.6.2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng
Hiện tại đa số dân cƣ sống trong xã có mức thu nhập thấp. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính đối với kinh tế hộ gia đình nhƣng thƣờng thiếu nên đời sống của các hộ( đặc biệt là các hộ thuộc nhóm đói nghèo) còn phụ thuộc rất lớn vào khai thác tài nguyên rừng. Vì vậy để bảo vệ tính đa dạng sinh học của xã là ƣu tiên phát triển kinh tế cộng đồng. Các giải pháp cụ thể là:
- Đƣa các giống cây lƣơng thực có năng suất, chất lƣơng cao và thâm canh tăng vụ, phát triển hệ thống canh tác nông lâm kết hợp, bền vững.
- Phát triển nghề trông hoa có giá trị kinh tế. - Phát triển chăn nuôi.
- Phát triển du lịch sinh thái.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông.
4.6.3. Các biện pháp về quản lý, bảo vệ và phục hồi thảm thực vật
- Bảo vệ nghiêm ngặt những diện tích rừng hiện có, cấm khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bắt động vật hoang dã trái phép.
- Cho phép ngƣời dân đƣợc khai thác các lâm sản ngoài gỗ phục vụ đời sống nhƣ củi đun, măng, nấm, mật ong, cây thuốc. Tuy nhiên, những việc làm này phải có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm lâm.
85
- Đề phòng và phòng chống cháy rừng: dựng chòi canh quan sát, làm đƣờng ranh giới để phòng cháy rừng. Cấm đốt rừng làm nƣơng rẫy trong vùng gần rừng.
- Giao khoán rừng cho các cộng đồng địa phƣơng trong khu vực để họ có ý thức bảo vệ, phát triển nguồn tài nguyên rừng.
- Cần có các biện pháp khảo sát, quy hoạch và xây dựng đồng cỏ chăn nuôi ở những vị trí thích hợp, phù hợp với đặc điểm của từng vùng và khả năng chăn nuôi của từng địa phƣơng để giảm áp lực gia súc (trâu, bò, dê) thả rông vào trong rừng.
- Chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân xã San Sả Hồ cần nghiên cứu và trồng thêm một số loại cây phù hợp với địa hình và điều kiện đất đai của địa phƣơng nhằm nâng cao đời sống nhƣ Chè đắng (làm chè), Vầu (phòng hộ và lấy măng), Tống quán sử (phòng hộ)…
4.6.4. Các biện pháp về kỹ thuật
Xác định các loài có giá trị sử dụng, đặc biệt là các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng theo các mức độ khác nhau (theo sách đỏ Việt Nam, IUCN và Nghị định 32/2006/NĐ- CP). Trên cơ sở đó, có thể lựa chọn một trong hai biện pháp sau:
4.6.3.1.Bảo tồn nguyên vị (bảo tồn tại chỗ)
Bảo tồn nguyên vị là bảo tồn trong hiện trạng tự nhiên, hoang dại của thảm thực vật. Cách bảo tồn này có hiệu quả rất cao vì các loài vẫn sinh trƣởng và phát triển trong điều kiện tự nhiên của nó bằng quá trình chọn lọc tự nhiên.
Cách bảo tồn này đã đƣợc áp dụng rộng rãi nhƣ các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ rừng, giao đất giao rừng tới từng hộ gia đình trông giữ và bảo vệ. Tuy nhiên, trong cách bảo tồn này thì sự phục hồi, phát triển của thảm thực vật rừng rất chậm, con ngƣời không chủ động định hƣớng đƣợc sự phát triển của các loài cây có giá trị kinh tế.
4.6.4.2. Bảo tồn chuyển vị( bảo tồn chuyển vị)
Hình thức bảo tồn này là biện pháp nhân nuôi trong vƣờm ƣơm các loài thực vật có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do bị khai thác quá mức hay do môi trƣờng sống bị thu hẹp. Khi cây con có khả năng sống độc lập thì mới đƣa ra trồng đại trà. Kết quả điều tra ở KVNC có 19 loài cây quý hiếm, trong đó có 6 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 7 loài ở mức nguy cấp (EN) và 6 loài ở múc rất nguy cấp(CR) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001), 14 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP
86
nghiêm cấm khai thác và hạn chế khai thác vì mục đích thƣơng mại. Do đó cần áp dụng biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (trƣớc hết là đối với những loài nguy cấp (EN)). Trong hình thức này nên lựa chọn cách nhân giống theo phƣơng pháp truyền thống (giâm hom, bằng hạt). Cách này dễ làm, ít tốn kém và phù hợp với điều kiện kinh tế - xẫ hội và trình độ của ngƣời dân, nhất là ở KVNC ngƣời H’mông chiếm 92,5%.
87
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN
Trong quá trình điều tra và nghiên cứu thảm thực vật và hệ thực vật ở KVNC, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Tại khu vực nghiên cứu đã xác định đƣợc có 10 trạng thái thảm thực vật đó là: rừng trên núi đá, rừng trên núi đất, rừng trong thung lũng, rừng trên núi đất lẫn đá, rừng rậm ở dông núi, rừng thứ sinh nhân tác, rừng tre nứa, thảm cây bụi, thảm cỏ, thảm thực vật cây trồng. Hệ thực vật, bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 298 loài, 235 chi, 102 họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch: ngành Hạt kín (Angiospermae) có 82 họ (chiếm 80,39%), 209 chi (chiếm 88,93%) và 266 loài (chiếm 89,26%), tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) với 10 họ (chiếm 9,81%), 14 chi (chiếm 5,95%) và 17 loài (chiếm 5,68%). Ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 6 họ (chiếm 5,88%), 8 chi (chiếm 3,40%) và 10 loài (chiếm 3,36%). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ (chiếm 1,96%), 2 chi (chiếm 0,86%) và 2 loài (chiếm 0,68%), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có số 1 họ (0,98%), 1 chi (chiếm 0,43%) và 2 loài (chiếm 0,68%). Ngành Khuyết lá thông
(Psilotophyta) có 1 họ (chiếm 0,98%), 1 chi (chiếm 0,43%) và 1 loài (chiếm 0,22%)). 2. Tổ hợp thành phần loài trong 5 trạng thái thảm thực vật chọn nghiên cứu ở San Sả Hồ đƣợc sắp xếp từ cao xuống thấp là: trạng thái rừng thứ sinh nhân tác (211 loài) > thảm cây bụi (187 loài) > trạng thái rừng trên núi đất (147 loài) > thảm cỏ (99 loài) > trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá (72 loài).
3. Trong 5 trạng thái thảm thực vật có 19 loài cây quý hiếm, trong đó có 6 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 7 loài ở mức nguy cấp (EN) và 6 loài ở múc rất nguy cấp(CR) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001); 14 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP nghiêm cấm khai thác và hạn chế khai thác vì mục đích thƣơng mại.
4. Thành phần dạng sống trong 5 trạng thái thảm thực vật ở KVNC đều có 5 dạng sống cơ bản đó là: Cây chồi trên đất (Ph); cây chồi sát đất (Ch); Cây chồi nửa ẩn (He); Cây chồi ẩn (Cr); Cây một năm (Th). Tỷ lệ các nhóm dạng sống có khác nhau nhƣng nhóm Ph chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trạng thái rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá, rừng thứ sinh nhân tác (48,24%– 60,54%). Thảm cây bụi và thảm cỏ nhóm dạng sống He chiếm
88 tỷ lệ cao nhất (50% – 50,2 %).
5. Cấu trúc hình thái của 5 trạng thái thảm thực vật khá đặc trƣng. Hai trạng thái (rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá) đều có cấu trúc 4 tầng bao gồm 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi, 1 tầng cây cỏ quyết. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác có cấu trúc 3 tầng. Trạng thái thảm cây bụi và trạng thái thảm cỏ chỉ có cấu trúc 2 tầng.
6. Để bảo tồn và phát triển hệ thực vật và các thảm thực vật, đặc biệt là các loài thực vật quý hiếm ở San Sả Hồ cần có một hệ thống các biện pháp về chính sách, về quản lý, bảo vệ và phục hồi thảm thực vật, kể cả các biện pháp về kỹ thuật (bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị).
KIẾN NGHỊ
1. Cần triển khai một chƣơng trình nghiên cứu chi tiết về đa dạng thực vật ở xã San Sả Hồ bao gồm phân bố và trữ lƣợng quần thể các loài. Đặc biệt quan tâm là các loài thực vật quí hiếm để từ đó đề ra biện pháp bảo tồn nguồn gen quí hiếm.
2. Cần có các điều tra, đánh giá đầy đủ về sự phụ thuộc của ngƣời dân vào tài nguyên rừng, chú ý tình hình sử dụng lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn để có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả.
3. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển lâu bền đa dạng sinh học. Vai trò nguồn tài nguyên trong khu bảo tồn đối với sự pát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng quốc gia và quốc tế.
4. Điều tra thành phần loài trong các kiểu thảm thực vật ở các hệ sinh thái khác (rừng tre nứa, hệ sinh thái thuỷ vực, dông núi), mật độ cá thể của từng loài trong các hệ sinh thái đó.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt
1. Giáp Thị Hồng Anh (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hoá học đất tại xã Canh Nậu - huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang,
Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.
2. Phạm Hồng Ban (1999), Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An, Luận án Tiến sĩ sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Vinh.
3. Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Hoàng Liên (2012), Báo cáo xã hội và đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Sa pa, Lào Cai.
4. Nguyễn Tiến Bân (1983), Danh lục thực vật Tây Nguyên, Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Lê Mộng Chân (1994), “Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì”,
Thông tin khoa học lâm nghiệp (4).
8. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hoà Bình, Luận án PTS, Hà Nội.
9. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.
10. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên.
11. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, tr.25-26, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12. Trần Văn Con (1992), “Ứng dụng mô hình toán học trong nghiên cứu động thái rừng tự nhiên”, Thông tin khoa học lâm nghiệp (4).
13. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), “Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của sa van bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái”, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên (2).
90
14. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
15. Lê Ngọc Công (2010), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tỉnh thái nguyên, đề tài KH và CN mã số B 2008-TN 04-11.
16. Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (2000), “Động thái thảm thực vật sau nƣơng rẫy ở Con Cuông, Nghệ An”, Tạp chí Lâm nghiệp(7).
17. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và Bảo tồn thiên nhiên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Ngô Tiến Dũng (2004), “Đa dạng thực vật VQG Yok Don”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (5).
19. Trần Đình Đại (2001), “Những dẫn liệu về hệ thực vật Tây bắc Việt Nam (ba tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn La)”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái học và Tài nguyên sinh vật 1996-2000, tr. 45-49, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Đại học Huế (2007), Giáo trình Đa dạng sinh học.
21. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện Khoa học và Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
22. Phạm Hoàng Hộ (1991-1992), Cây cỏ Việt Nam, quyển I – III. Montreal, Canada.
23. Phan Nguyên Hồng (1970), Đặc điểm phân bố sinh thái của hệ thực vật và thảm thực vật Miền bắc Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội I.
25. Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình sa van vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo khoa học Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, số 3.
26. Nguyễn Thế Hƣng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
91
27. Vũ Tự Lập và cộng sự (1995), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
28. Vũ Thị Liên (2000), Nghiên cứu một số biến đổi môi trường đất trong mối quan hệ với loại hình thảm thực vật của vùng đồi núi tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.
29. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
30. Đỗ Tất Lợi (1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
31. Phan Kế Lộc (1978), Tập san sinh vật học, 2(16), Đại học Tổng hợp Hà Nội. 32. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”, Tạp chí Sinh học (12).
33. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình cao học, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
34. Lã Đình Mỡi và cộng sự (1998), Tài nguyên thực vật, Giáo trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Ngọc (2000), Nghiên cứu một số mô hình rừng phục hồi tự nhiên sau nương rẫy ở Bắc Kạn, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.
36. Phạm Minh Nguyệt (1994), “Một số suy nghĩ về trồng rừng thuần loại ở nƣớc ta”, Tạp chí Lâm nghiệp (16).
37. Trần Ngũ Phƣơng (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng Miền bắc Việt Nam, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
38. Vũ Đình Phƣơng (1987), Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và