Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã San Sả Hồ, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai (Trang 81 - 87)

4. Đóng góp mới của luận văn

4.4. Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật

Kết quả thống kê bảng 4.5 cho thấy trong quá trình thu thập mẫu và phân tích thành phần loài tại các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra sự đa dạng về thành phần dạng sống của nó. Theo Raunkiaer (1934), chúng tôi phân loại theo 5 dạng sống cơ bản là: Ph (Phanerophytes): Cây chồi trên đất; Ch (Chamaetophytes): Cây chồi sát đất; He (Hemicryptophytes): Cây chồi nửa ẩn; Cr (Cryptophytes): Cây chồi ẩn; Th (Therophytes): Cây một năm. Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Số lƣợng và tỷ lệ(%) các dạng sống thực vật ở KVNC Dạng sống Chỉ tiêu % Ph Ch He Cr Th Số lƣợng 138 12 91 24 33 Tỷ lệ(%) 46,31 4,52 30,05 8.05 11,07 Từ số liệu bảng 4.7 có thể lập đƣợc công thức phổ dạng sống thực vật ở KVNC là: SB = 46,31Ph + 4,52Ch + 30,05He + 8,05Cr + 11,07Th

73

Hình 4.7. Số lƣợng và tỷ lệ(%) các dạng sống thực vật ở KVNC

Qua số liệu bảng 4.7 và hình 4.7 cho thấy, trong KVNC có đầy đủ cả 5 dạng sống. Dạng cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất (46.31%), tiếp đến là dạng cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 30,05%, cây một năm (Th) chiếm 11,07%, cây chồi ẩn chiếm 8,05% và cây chồi sát đất chiếm 4,33% là thấp nhất.

Để đánh giá thành phần dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật ở KVNC, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp trong bảng 4.8 và hình 4.8.

Bảng 4.8. Các dạng sống ở các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu

Dạng sống

Các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu Rừng trên núi đất Rừng trên núi đất lẫn đá Rừng thứ sinh nhân tác Thảm cây bụi Thảm cỏ Ph Số loài 89 41 111 49 1 Tỷ lệ (%) 60,54 48,24 54,68 23,11 2,42 Ch Số loài 2 1 10 11 2 Tỷ lệ (%) 1,36 1,18 4,93 5,19 4,86 He Số loài 48 37 51 106 47 Tỷ lệ (%) 32,65 43,52 25,12 50 50, 2 Cr Số loài 6 5 13 16 16 Tỷ lệ (%) 4,09 5,88 6,40 7,55 18,39 Th Số loài 2 1 18 30 21 Tỷ lệ (%) 1,36 1.18 8,87 14,15 24,13 Tổng 147 85 203 212 87

74

Hình 4.8.Các dạng sống ở các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu

4.4.1. Trạng thái rừng trên núi đất

Ở trạng thái rừng này, cả 5 dạng sống đều có mặt. Trong đó nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm ƣu thế nhất, tiếp đến là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), sau cùng là cây chồi sát đất (Ch) và cây một năm (Th).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 60,54% gồm 89 loài: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mu dầu (Cunninghamia konishii), Thích fan-si-pan (Acer campbellii), Nhọc anh đào (Polyalthia cerasoides) Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus), Hoàng liên gai

(Berberis julianae), Móng bò nhọn, Ban (Bauhinia acuminata )…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 32,65% gồm 48 loài: Vạn niên thanh

(Aglaonema modestum), Thài lài trắng (Commelina communis), Dong gói bánh (Phrynium placentarium), Kim tuyến sapa (Anoectochilus chaaensi), Cỏ lá tre (Acroceras munroanum), Trúc bụi (Arundinaria peteloti)…

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 4,09% gồm 6 loài: Vọt núi cao (Dicranopteris splendida), Chùm gửi trụ (Helixanthera cylindrica), Tầm gửi yếu (Taxillus gracilifolius), Tang kí sinh (Taxillus parasiticus), Thảo quả (Amomum aromaticum), Sa nhân (Amomum villosum).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 1,36 % gồm 2 loài: Khuyết lá thông

(Psilotum nudum), Trầu rừng (Piper sp)

Nhóm cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ ít nhất (1,36%) gồm 2 loài là Mã đề

(Plantago major), Kinh giới rừng (Elsholtzia blanda).

75

Ở trạng thái này, đều xuất hiện cả 5 dạng sống, cao nhất là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây chồi sát đất (Ch), thấp nhất là nhóm cây một năm (Th).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 48,24% gồm 41 loài nhƣ là Thông lùn

(Abies nukiangensis Chen), Sa mu (Cunninghamia lanceolata), Dâu da xoan (Spondias lakoensis), Nhọc anh đào (Polyalthia cerasoides), Đinh (Markhamia stipulata), Gạo đỏ (Bombax malabaricum)…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 43,52% gồm 37 loài là Bìm chùm (Dinetus racemosus ), Ráy (Colocasia macrorhiza), Vạn niên thanh (Aglaonema modestum), Thài lài trắng (Commelina communis), Đầu diều (Commelina benghalensis )…

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 5,88% gồm 5 loài là Chùm gửi trụ (Helixanthera cylindrica), Tầm gửi yếu (Taxillus gracilifolius), Ban (Loranthus chinensis), Tang kí sinh (Taxillus parasiticus), Ban (Loranthus parasiticus), Thảo quả (Amomum aromaticum), Sa nhân (Amomum villosum).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 1,18 gồm 1 loài Khuyết lá thông (Psilotum nudum). Nhóm cây một năm (Th) chiếm 1,18% chỉ có 1 loài là Qua lầu trứng (Trichosanthes kerilowii).

4.4.3. Trạng thái rừng thứ sinh nhân tác

Ở trạng thái này, cả 5 nhóm dạng sống đều có mặt. Khác với 2 trạng thái rừng ở trên, ở trạng thái này tỷ lệ các nhóm dạng sống có khác đôi chút. Cao nhất vẫn là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), tiếp theo là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th), cây chồi ẩn (Cr) , thấp nhất là cây chồi sát đất (Ch).

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 54,68% và có số lƣợng loài cao nhất là 111 loài gồm Trám chim (Bursera tonkinensis), Vòi voi (Heliotropium indicum), Gạo, Gạo đỏ (Bombax malabaricum), Chân chim (Schefflera bodinieri), Đu đủ rừng thuỳ thắt (Trevesia burkii), Sừng trâu (Strophanthus caudatus), Sa mu dầu (Cunninghamia konishii), Thông đỏ (Taxus wallichiana)…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 25,12% gồm 51 loài là Cỏ mày túi (Sacciolepis interrupta), Chít (Thysanolaena maxima), Lau (Saccharum arundinaceum), Cỏ sâu róm (Setaria forbesiana), Kê chân vịt (Eleusine coracana), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ

76

lá tre (Acroceras munroanum), Chuối rừng, Chuối sen (Musa coccinea ), Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa), Khoai mài (Dioscorea depauperata)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 5,33% có 9 loài gồm Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ảnh lệ sapa (Ainsliaea chapaensis), Tuyến hùng (Achlllea laevinia), Cúc vàng (Blainvillea acmella), Cúc trời (Blumea lacera)…

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 6,4% gồm 13 loài: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffithii), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Xƣơng sông, Rau húng ăn gỏi, Rau nƣớng chả (Blumea lanceolaria), Móng tai sapa (Impatiens chapaensis), Thu hải đƣờng (Begonia labordei)…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 4,93% gồm 10 loài: Lá lốt (Piper lolot), Trầu rừng (Piper sp), Kích nhũ đá (Polygala saxicola), Xăng ớt hải nam (Xanthophyllum hananense), Liên hƣơng (Patrinia scabiosaefolia), Nữ lang (Valeriana execta)…

4.4.4. Trạng thái thảm cây bụi

Ở điểm nghiên cứu này cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống. Cao nhất là nhóm cây chồi nửa ẩn (He), tiếp theo là nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), cây một năm (Th), nhóm cây chồi ẩn (Cr), thấp nhất là cây chồi sát đất (Ch).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 50 % gồm 106 loài: Hoa chuông bạc (Campanula canescens), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora), Cỏ lông cao (Arundinella cochinchinensi), Cỏ lông nê-pô (Arundinella nepalensis), Cỏ lá gừng (Axonopus compressus)…

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 23,11% gồm 49 loài là Rau dớn (Callipteris esculenta),

Bòng bong (Lygodium sp), Dền gai (Amaranthus spinosus), ớt rừng (Tabernaemontana repoevensis), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus), Xƣơng rồng (Euphorbia antiquorum), Trạng nguyên (Euphorbia pulcherrima), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 14,15% có 30 loài gồm: Nhân trần (Acrocephalus indicus), Kinh giới rừng (Elsholtzia blanda), Hồng bì (Trichosanthes rubriflos), Qua lầu trứng (Trichosanthes kerilowii), Cổ yếm (Gymnostemma laxum), Cúc liên chi dại (Parthenium hysterophorum), Cúc tím (Vernonia cinerea), Cải trời (Blumea sp)…

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 7,55% gồm 16 loài: Xƣơng sông, Rau húng ăn gỏi, Rau nƣớng chả (Blumea lanceolaria), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon griffithii),

77

Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Vọt núi cao (Dicranopteris splendida), Gơ lây (Gleichenia blotiana)…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 5,19% gồm 11 loài: Cối xay (Abutilon indicum), Thục quì (Malvastrum coromandelianum), Ké hoa vàng (Sida acuta), Lá lốt

(Piper lolot ), Trầu rừng (Piper sp)…

4.4.5. Trạng thái thảm cỏ

Trạng thái này cũng có đầy đủ 5 nhóm dạng sống. Khác với các quần xã trƣớc, ở quần xã này nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là nhóm cây một năm (Th), cây chồi trên đất (Ph), nhóm cây chồi sát đất (Ch) và cây chồi ẩn (Cr).

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 50,02% gồm 47 loài: Mộc tặc ruộng (Equisetum arvense), Mộc tặc núi (Equisetum diffustum), Rau dớn (Callipteris esculenta), Bòng bong

(Lygodium sp), Thu hải đƣờng (Begonia labordei), Hoa chuông bạc (Campanula canescens), Kinh giới (Chenopodium ambrosioides)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ 24,13% gồm 21 loài: Nhân trần

(Acrocephalus indicus), Kinh giới rừng (Elsholtzia blanda), Kinh giới dại (Elsholtzia communis), Hồng bì (Trichosanthes rubriflos), Qua lầu trứng (Trichosanthes kerilowii), Cổ yếm (Gymnostemma laxum), Cúc liên chi dại (Parthenium hysterophorum), Cúc, cúc vàng (Chrysanthemum indicum )

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỷ lệ 18,39% gồm 16 loài: Cỏ rác (Microstegium vagans), Tu thảo đều (Oplismenus compositus), Ngải tiên gác-nê (Hedychium aff), Giấp cá (Houttuynia cordata), Sam đất (Talium patens), Thƣợng thuỷ sapa (Epilobium kermodei)…

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 4,86% gồm 2 loài là Vòi voi (Heliotropium indicum), Mao ty núi (Trichodesma khasyanum), Cối xay (Abutilon indicum), Thục quì (Malvastrum coromandelianum), Ké hoa vàng (Sida acuta)…

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) chiếm 2,24% gồm 1 loài Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis).

* Nhận xét về thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật

Cả 5 trạng thái thảm thực vật ở KVNC đều có đầy đủ 5 dạng sống là Ph(Phanerophytes): Cây chồi trên đất; Ch (Chamaetophytes): Cây chồi sát đất; He (Hemicryptophytes): Cây chồi nửa ẩn; Cr (Cryptophytes): Cây chồi ẩn; Th(Therophytes): Cây một năm.

78

Ở 3 trạng thái : rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá, rừng thứ sinh nhân tác thì nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph) chiếm ƣu thế bởi vì phần lớn gồm các cây gỗ và cây bụi. Ở trạng thái rừng trên núi đất lẫn đá, tỷ lệ dạng sống cây chồi trên đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,54%. Tỷ lệ các dạng sống cây chồi sát đất (Ch), cây chồi ẩn (Cr) trong 5 trạng thái này chệnh lệch nhau không nhiều. Dạng sống cây một năm (Th) ở 2 trạng thái: rừng trên núi đất, rừng trên núi đất lẫn đá có tỷ lệ chênh lệch không nhiều (1,36%; 1,18%). Đến trạng thái rừng thứ sinh nhân tác và thảm cây bụi thì dạng sống cây một năm (Th) có tỷ lệ cao hơn hẳn 2 trạng thái rừng trên (14,15%; 24,13%).

Trạng thái thảm cây bụi và thảm cỏ khác với các trạng thái rừng khác đó là nhóm cây chồi nửa ẩn (He) lại có tỷ lệ cao nhất (50%; 43,59%), tiếp đến là dạng sống cây một năm (Th), cây chồi ẩn (Cr), cây chồi sát đất (Ch) và thấp nhất là cây chồi trên đất (Ph).

Hai kiểu đầu là rừng trên núi đất và núi đất lẫn đá cấu trúc dạng sống là tƣơng đồng vì 2 kiểu rừng này đã khá ổn định, các dạng sống vì thế cũng rất đặc trƣng cho kiểu rừng. Rừng thứ sinh do bị con ngƣời tác động nên sẽ xuất hiện những khoảng trống và vì thế cây 1 năm tăng lên. Còn kiểu cây bụi, thảm cỏ tỷ lệ cây 1 năm càng tăng do bị tác động nhiều hơn, thời gian ngừng nếu có cũng chƣa lâu, vì vậy nhóm cây cây 1 năm và cây chồi nửa ẩn chiếm tỷ lệ cao, còn nhóm chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ thấp. Trong vùng khí hậu nhiệt đới tỷ lệ Ph càng thấp thì thảm thực vật càng bất ổn định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã San Sả Hồ, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)